Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu tại Tổng công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 43 - 45)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM.

3. Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu tại Tổng công ty

Trong năm 2001: Đây là năm không đạt được kết quả so với kế hoạch đã đề ra. Sản lượng xuất khẩu đã giảm mạnh chỉ còn 72785 tấn (giảm 19, 8%) giá trị kim ngạch đạt 86, 964 triệu USD (giảm 37, 5%). Giá xuất khẩu giảm mạnh nguyên nhân là do mất cân đối trong quan hệ cung cầu cà phê trên thế giới lượng cung tăng nhanh trong khi cầu về cà phê hầu như đã bão hoà. Bên cạnh đó cơ cấu xuất khẩu còn chưa hợp lý, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân vối không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng các nước. Họ thường ưa thích cà phê chè hơn nên giá cà phê chè thường cao hơn giá cà phê vối từ 1,3 đến 1,7 lần

Năm 2002: Là năm khó khăn đối với các nước xuất khẩu cà phê và ngành cà phê Việt Nam. Lượng cung tăng nhanh trong khi lượng cầu không tăng nhiều dẫn đến giá giảm mạnh và liên tục qua từng tháng thậm chí qua từng tuần, từng ngày. Sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty tăng mạnh đạt 139300 tấn (tăng 91,3% so với năm trước) nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 106,812 triệu USD (tăng 22,8%) Hầu hết các đơn vị thành viên đều bị thua lỗ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính. Mặt khác do thiếu vốn phải vay ngân hàng nên các đơn vị này không thể dự trữ cà phê để chờ giá lên mà buộc phải bán ngay cả khi giá đang giảm, nhận thức được điều này các nhà nhập khẩu nước ngoài gây sức ép buộc doanh nghiệp phải bán với giá rẻ.

Vì vậy trong năm tới VINACAFE cần có chiến lược hợp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường khắc phục những yếu kém trong xuất khẩu nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

3. Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu tại Tổng công ty ty

Nắm bắt được tính quan trọng và cấp thiết cho hoạt động Marketing của ngành cà phê trong nước, mở rộng xuất khẩu mặt hàng này trên trường quốc tế. Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường cho sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chính vì vậy bản thân doanh nghiệp xuất khẩu phải đưa ra thị trường mục tiêu chính là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. Đối với doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế thì công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường là bước quan trọng đầu tiên của hoạt động Marketing xuất khẩu. Qua nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường, xem xét khả năng của doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu từ đó xác lập các chiến lược Marketing đối với thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Tổng công ty đã không ngừng nghiên cứu theo dõi nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường qua những lần cử cán bộ đi sang thị trường xuất khẩu, các cuộc tham gia hội chợ triển lãm quốc tế trên các thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, các nguồn tài liệu được Tổng công ty sử dụng để nghiên cứu và lựa chọn thị trường như:

-Các tài liệu xuất bản trong nước: Niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành, qua các cuộc hội thảo của ngành, báo chí hàng ngày

-Các bản tin chuyên mục của các phương tiện truyền hình và radio -Qua các đánh giá, dự báo, phân tích của hãng cung cấp thông tin có uy tín ở nước ngoài là Reuteur.

-Thông tin về thị trường nhập khẩu từ các cơ quan Chính Phủ: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (bộ Thương Mại, đại sứ quán và các tham tán thương mại tại các nước nhập khẩu).

Các nguồn thông tin được thu thập ở trên chưa phục vụ cho công tác lựa chọn thị trường của Tổng công ty mang tính thụ động, chủ yếu khách hàng tự tìm đến và thiết lập quan hệ làm ăn. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật.

+Mỹ: là thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty sản lượng xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm vào khoảng 21-25% tổng xuất khẩu đem lại giá trị kim ngạch từ 22-30 triệu USD. Với dân số đông và thói quen trong tiêu dùng cà phê đây sẽ là thị trường trọng điểm mà Tổng công ty cần hướng nỗ lực đến

+Thị trường các nước EU: Đây là thị trường tiêu thụ một số lượng cà phê lớn sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty sang khu vực thị trường này tăng lên qua các năm. Những năm tới nhu cầu về cà phê vẫn tiếp tục tăng là cơ hội để Tổng công ty đẩy mạnh thâm nhập sâu hơn vào thị trường

+Nhật: cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu dùng cà phê của người Nhật ngày càng tăng lên. Hiện nay sản lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty sang Nhật chưa nhiều vì đây là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng, độ bóng đẹp của sản phẩm. Cùng với việc nâng cao chất lượng, chú ý đầu tư thiết bị đánh bóng hạt, Tổng công ty nên đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập sâu vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)