3 Kiến nghị với ngành cà phê Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 92 - 96)

II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM:

4. 3 Kiến nghị với ngành cà phê Việt Nam:

Ngành cà phê cần quy hoạch trong việc phát triển cây cà phê đảm bảo cân đối giữa 2 chủng loại cà phê Robusta và Arabica, tránh tình trạng mở rộng diện tích trồng theo phong trào để không làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái của các vùng

Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng cà phê cấp độ vào và tỷ trọng cà phê chế biến sâu

Đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng. Đây là công việc mang tính cấp thiết mà ngành cà phê Việt Nam cần thực hiện để nâng cao. Cụ thể ngành cà phê Việt Nam cần:

-Đầu tư thêm cho viện nghiên cứu cà phê để có thể tiến hành nghiên cứu và đea ra các loại giống thích hợp, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam

-Phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ và môi trường hoàn thiện tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho cà phê xuất khẩu tiêu chuẩn này phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Nâng cao vai trò của hiệp hội cà phê cacao Việt Nam

Hiệp hội cà phê Việt Nam ngoài chức năng tập hợp các nhà sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ kỹ thuật trong ngành, còn nhiều chức năng quan trọng khác như: phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch chế biến bảo quản đến người trồng cà phê

đồng thời xử lý các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ thành viên và hợp tác quốc tế. Thực tế thời gian vừa qua việc xoá bỏ đầu mối xuất khẩu khiến cho tình hình trở nên hỗn độn, quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong khi người mua không nhiều dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, bị ép giá gây nhiều thiệt thòi. Vì vậy nâng cao vai trò của hiệp hội có thể hạn chế được tình hình này.

Có chính sách hợp lý trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê.

KT LUN

Hiện nay, Nỗ lực đầu tư của các doanh nghiệp vào hoạt động Marketing là những bằng chứng sống động nhất chứng minh cho sự cần thiết áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh. Nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh quyết liệt và quy luật đào thải của nó đã dẫn dắt cho sự phát triển của Marketing hiện đại và ứng dụng vào thực tiễn.

Chỉ có doanh nghiệp nào nắm bắt được các cơ hội thị trường trên cơ sở phát huy tiềm năng, nguồn lực của mình mới có thể tồn tại và phát triển với một thị trường luôn phát triển và đầy biến động. Đã xa rồi cái thời mà người bán đóng vai trò quyết định mọi việc. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế khách hàng trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, là nguồn gốc và đích để hoạt động của các doanh nghiệp hướng đến.

Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp đều cố gắng mở rộng thị trường của mình, hoạt động xuất khẩu có thể giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng và thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động này trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Nhận thức được điều này, em đã mạnh dạn lựa chọn việc nghiên cứu ứng dụng lý luận Marketing nói chung và lý luận về việc xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing xuất khẩu vào thực tiễn kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam làm chuyên đề khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu và đạt được một số kết quả:

1) Tổng hợp và nghiên cứu để đưa ra một số vấn đề khái quát về Marketing xuất khẩu và điều kiện thực tiễn của một doanh nghiệp trong việc xúc tiến hoạt động này.

2) Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động, Marketing xuất khẩu tại Tổng công ty cà phê Việt Nam trong những năm hoạt động, từ đó rút ra những bài học và vấn đề còn tồn tại

3) Đề xuất những giải pháp Marketing phục vụ cho chiến lược kinh doanh trên thị trường xuất khẩu của Tổng công ty trên cơ sở lý luận, thực tế hoạt động kinh doanh và những điều kiện khác.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thanh Bình và sự giúp đỡ của các cô chú trong Ban lãnh đạo, Phòng Hành chính tổ chức Tổng công ty Cà phê Việt Nam để hoàn thành bài viết này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2003

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Huyền.

=/=

TÀI LIU THAM KHO

1. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.

3. Marketing quốc tế - Nguyễn Cao Văn NXB giáo dục 1997. 4. Marketing quốc tế Viện kinh tế bưu điện - NXB bưu điện năm 1999.

5. Marketing công nghiệp Hồ Thanh Lan.

6. Marketing căn bản Philip-Kotler Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 1994.

7. Quản trị Marketing Philip –Kotler.

8. Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001- 2005 – Bộ Thương Mại. 9. Quản trị doanh nghiệp thương mại NXB giáo dục 1998. 10. Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm - TS Trương Đình Chiến; PGS –TS Nguyễn Văn Thường.

11. Quản trị giá doanh nghiệp – NXB thống kê 2000.

12. Tạp chí: Ngoại thương, thương mại, thời báo kinh tế, kinh tế và phát triển thị trường giá cả, những vấn đề kinh tế thế giới ...

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)