Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 40 - 41)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM.

2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cà phê Việt Nam.

hơn giá thị trường thế giới từ 100-150USD/tấn, điều này tạo sức hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Tuy nhiên chất lượng cà phê Việt Nam còn chưa cao, phẩm chất không đồng đều và không ổn định, độ ẩm còn cao trên 13% theo đánh giá của các nhà nhập khẩu nước ngoài tỷ lệ hạt lỗi rất cao, hạt khô lẫn hạt chưa chín còn xanh gây ảnh hưởng đến chất lượng. Đó là do công tác thu hái, chế biến bảo quản chưa tốt, các thiết bị chế biến không được trang bị 1 cách đồng bộ nhưng cũng một phần do ý thức của một số người trong vấn đề xuất khẩu còn kém. Tất cả những điều trên gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín và hình ảnh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Một thực tế là xuất khẩu cà phê của ta phụ thuộc phần lớn vào tình hình thị trường cà phê thế giới. Khi thị trường mất cân bằng trong quan hệ cung – cầu kéo theo sự khó khăn trong xuất khẩu của ngành. Vụ 2001-2002 là vụ mà ngành cà phê Việt Nam gặp nhiều sóng gió, giá giảm liên tục do sự mất cân đối giữa cung và cầu cà phê nên mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng mạnh nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giảm 9,12% so với vụ 2000/2001. Cung tăng nhanh nên mặc dù cầu có tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn dẫn tới hiện tượng hỗn độn trong bức tranh xuất khẩu chung của thị trường thế giới. Chính vì vậy trước mắt điều quan trọng là làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam trong điều kiện khó khăn chung của thị trường. Đó là bài toán khá hóc búa đặt ra đối với ngành và các đơn vị trong ngành.

2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cà phê Việt Nam. Việt Nam.

2. 1. Tình hình sn xut:

Trong những năm qua diện tích trồng cà phê của VINACAFE đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1999 diện tích trồng của Tổng công ty là 23800ha năm 2000 đạt 25040 ha và đến năm 2002 con số này là 27800 ha.

Điều này phản ánh Tổng công ty đã chú trọng cho đầu tư mở rộng phát triển diện tích gieo trồng. Song song với việc mở rộng quy mô sản xuất, Tổng công ty đã tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê. Cụ thể như: khoán cho từng hộ công nhân, thúc đẩy và hỗ trợ các dự án trồng mới tại các nông trường đồng thời thực hiện thâm canh chọn lọc những vườn cà phê có năng suất chất lượng cao rồi nhân mô hình này ra khắp cả nước. Đồng thời Tổng công ty tiến hành đầu tư, xây dựng các dự án công trình phục vụ cho sản xuất như: Xây dựng, tu bổ hệ thống thuỷ lợi, hồ chứa nước, hệ thống giao thông các công trình điện y tế trường học phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân các vùng trồng cà phê. Bên cạnh đó Tổng công ty không ngừng đầu tư cà phê có năng suất cao có khả năng chống chịu sâu bệnh đem ra gieo trồng phổ biến cho nông dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê để tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Kết quả là sản lượng, năng suất cà phê tăng lên qua các năm

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)