Phương hướng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 60 - 61)

III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT

3.Phương hướng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam:

thế giới quan tâm, đó là giá của cà phê Việt Nam rẻ hơn nhiều so với giá cà phê của các nước khác như Braxin, Colombia, Inđônêxia.. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của chúng ta, mặc dù vấn đề chất lượng cà phê của Việt Nam chưa cao, chưa thể theo kịp với các nước xuất khẩu lớn nhưng nếu được quan tâm, cải tiến và nâng cao chất lượng thì khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam sẽ được nâng lên rất nhiều. Một ưu điểm khác của cà phê Việt Nam theo nhận xét của một số nhà kinh doanh chế biến là nó rất thuận tiện cho việc chế biến cà phê uống ngay, với loại cà phê này người ta thường trộn nhiều giống cà phê, thậm chí có thể chấp nhận những chất lượng cà phê khác nhau.

Các điều kiện thuận lợi trên đã mở ra cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và Tổng công ty cà phê Việt Nam cơ hội tăng trưởng và phát triển. Vấn đề là chúng ta cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể và có hệ thống, có phương hướng thực hiện cụ thể, kiểm tra chặt chẽ nhằm tránh tình trạng đối với nông dân như thực tế hiện nay khi được giá thì trồng thêm, mở rộng diện tích một cách tràn lan, không theo quy hoạch nào cả, kể cả việc chặt rừng, chặt vườn cây ăn quả, còn mất giá thì phá bỏ tất cả vườn cà phê, đối với doanh nghiệp thì bán tống, bán tháo đi sao cho không phải dự trữ, nhằm tránh rủi ro

3. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam: Nam:

Đối với sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu:

- Nghiên cứu và lai tạo những giống mới đưa vào trồng những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thực hiện chế độ phân bón và thâm canh theo chiều sâu.

- Hiện đại hoá công nghệ chế biến, xây dựng các nhà máy chế biến có công suất phù hợp ở những vùng trọng điểm cà phê như: Tây Nguyên,

Đông Nam Bộ.. Cải tiến hoặc thay mới những máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nghiên cứu chế tạo hoặc nhập khẩu những dây chuyền chế biến công nghệ cao đảm bảo cà phê thành phẩm chất lượng tốt giá thành hạ

- Tích cực huy động vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát huy tiềm năng sẵn có

Đối với hoạt động xuất khẩu:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thâm nhập vào thị trường, khôi phục các thị trường truyền thống, mở rộng tiếp xúc và khai thác các thị trường mới, khai thác hiệu quả các khối thị trường tiềm năng như: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông á.. Đặc biệt vẫn phải gắn bó bới các thị trường cụ thể như: Mỹ, Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, Đức …đặc biệt là thị trường Nhật Bản, nhu cầu về cà phê của thị trường này trong 1 số năm tới sẽ tăng rất mạnh cho nên đây là một thị trường mà Tổng công ty cần phải quan tâm theo dõi sát sao, cố gắng duy trì và tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này.

- Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, cụ thể là hoàn thiện dần tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường nước ngoài, đảm bảo uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

- Hoàn thiện bộ máy kinh doanh xuất khẩu trong Tổng công ty, sắp xếp tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo 1 quy trình mới hiệu quả hơn. Bồi dưỡng đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu đảm bảo có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng những yêu cầu mới của kinh doanh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam (Trang 60 - 61)