Kiến nghị thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán hàng tồn kho do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 87 - 92)

- NVL Thành phẩm

3.4. Kiến nghị thực hiện các giải pháp

Như đã trình bày ở trên, việc hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán HTK là một tất yếu khách quan cho sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp trên, cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng: Nhà nước, Quốc hội, Bộ Tài chính… Em xin được nêu ra dưới đây một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý và những chính sách vĩ mô có tác động đến họat động kiểm toán, từ đó tạo điều kiện các doanh nghiệp hoàn thiện công tác kiểm toán tại đơn vị mình.

Thứ nhất: Cần nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế

thị trường. Với Nhà nước, đây chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các tài sản quốc gia, ngân quỹ công, ngân sách nhà nước. Với các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp, kiểm toán là phương tiện kiểm tra đánh giá tình hình tài chính của đơn vị, làm căn cứ cho các quyết định quản lý, làm cơ sở cho sự tin tưởng của các đối tác

kinh doanh, các nhà đầu tư. Để các quyết định kinh tế được duy trì, thiết lập hay từ bỏ các quan hệ kinh tế, vai trò của ngành kiểm toán là rất lớn. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động này được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Thứ hai: Cần hoàn thiện về hệ thống văn bản pháp lý phục vụ cho hoạt

động kiểm toán. Kể từ khi hoạt động kiểm toán ra đời tại Việt Nam, cho đến nay, đã có nhiều hệ thống văn bản pháp luật được ban hành, là công cụ hướng dẫn hoạt động kiểm toán nói chung. Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán ở nước ta là các văn bản pháp luật, quyết định, nghị định, thông tư và hệ thống các Chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này còn chưa đầy đủ, phù hợp và còn có nhiều bất cập, khó áp dụng. KTĐL ở Việt Nam đã trải qua 18 năm hoạt động với vốn kinh nghiệm thực tế khá phong phú, đó là điều kiện quan trọng để tiến tới luật hóa. Xây dựng và ban hành luật là bước quan trọng hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực này trong xu thế hội nhập, mở cửa và cũng là để xác lập địa vị của người lao động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán một cách ngang tầm. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán để tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động này theo các nguyên tắc:

- Việc thay đổi các chính sách kế toán cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng, tránh tình trạng mất ổn định, không nhất quán với nhau tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi về hạch toán kế toán trong một khoảng thời gian rất ngắn, điều này cũng khiến cho các KTV cũng như Công ty kiểm toán phải luôn nắm bắt chắc chắn các thay đổi này nhằm đảm bảo thực hiện đúng các Chuẩn mực, nguyên tắc kế toán;

- Việc ban hành các chính sách, chế độ mới cần một khoảng thời gian trước khi bắt đầu có hiệu lực. Cần có khoảng thời gian cho các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, nghiên cứu và thích nghi dần với sự thay đổi.

Năm 2003, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng Pháp lệnh về KTĐL sau đó sẽ nâng lên thành luật. Tuy nhiên, khi đó Quốc hội chỉ đạo tập trung ban hành Luật kiểm toán nhà nước (KTNN) và Luật KTĐL sẽ ban hành sau. Nay Luật KTNN đã đi vào thực hiện, mối quan hệ giữa hai lĩnh vực đã được xác định rõ, đã có đủ điều kiện để tiếp tục triển khai. Từ đầu năm 2007, Bộ Tài chính đã đề xuất chủ trương xây dựng Luật với Chính phủ, trình xin ý kiến Quốc hội thông qua kế hoạch xây dựng Luật vào tháng 11/2007. Theo kế hoạch này, Dự án Luật KTĐL sẽ trình xin ý kiến Quốc hội vào kỳ họp giữa năm 2009 để có thể thông qua trong kỳ họp tháng 11 cùng năm 2009. Hiện Bộ Tài chính đã chủ động tiến hành các công tác chuẩn bị. Hy vọng rằng, với những nỗ lực không ngừng từ phía các cơ quan chức năng, KTĐL sẽ có một hệ thống Luật hoàn thiện và phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển trong tương lai.

Thứ ba: Cần nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của Hội Kế toán Việt Nam

(VAA) và Hội KTV hành nghề Việt Nam (AACPA) trong sự phát triển của hoạt động KTĐL nói riêng và hoạt động kiểm toán nói chung. Có thể nhận thấy, trên thế giới, các Hiệp hội nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự định hướng và phát triển cho hoạt động kế toán, kiểm toán. Là cơ quan nghiên cứu và ban hành các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán, quản lý nghề nghiệp với các KTV. Hội nghề nghiệp còn giúp tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ kể cả về nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tế giữa các KTV. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò của các Hội này là chưa thực sự rõ nét, chưa tương xứng với tiềm năng của Hội

cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi đặt ra trong giai đoạn đổi mới. Các hoạt động về quản lý nghề nghiệp, tổ chức thi và ban hành chứng chỉ KTV đều do Bộ Tài chính quản lý. Điều này cũng làm giảm thiểu đi vai trò của các Hội này tại Việt Nam. Do đó, với bài học kinh nghiệm về mô hình tổ chức và phương thức phát triển của hoạt động kiểm toán trên thế giới, cần có biện pháp nâng cao vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam, mà cụ thể là hai tổ chức VAA và VACPA. Về phía Bộ Tài chính, có thể chuyển giao một số công việc cụ thể trong quản lý nghề nghiệp với các KTV cho Hội này quản lý, nhằm phát huy hết vai trò và chức năng của các Hiệp hội này.

Nhìn chung, để hoàn thiện chương trình kiểm toán chung cũng như chương trình kiểm toán chu trình HTK cần đến sự phối hợp của công ty kiểm toán, cơ quan quản lý cấp Nhà nước và từ chính công ty khách hàng. Riêng đối với Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT, Ban Giám đốc Công ty nên xây dựng một chính sách phát triển, nâng cao trình độ của các KTV bằng các biện pháp khác nhau như thiết kế chương trình tuyển dụng nhân viên một cách chặt chẽ, khuyến khích sức sáng tạo trong công việc, đưa ra những quy chế nhằm đảm bảo tuân thủ quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán… để có thể hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Những hoạt động trên cũng nhằm mục đích đẩy mạnh vai trò, vị trí của ngành kiểm toán trong nền kinh tế đất nước ngày một phát triển.

KẾT LUẬN

Như đã trình bày ở trên, hoạt động KTĐL ở nước ta vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, còn gặp không ít khó khăn trong cả lý luận và thực tiễn. Ðể nâng cao chất lượng kiểm toán, nắm bắt kịp với xu thế chung của thế giới, các công ty KTĐL đã và đang tích cực hoàn thiện hoạt động kiểm toán của mình.

Trong quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT, Em đã có điều kiện nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn kiểm toán BCTC, đặc biệt là kiểm toán chu trình HTK của Công ty. Trong Khóa luận của mình Em đã cố gắng liên hệ giữa thực tiễn kiểm toán và lý luận để rút ra một số nhận xét và ý kiến về công tác vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán HTK tại Công ty.

Do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế số lượng khách hàng được tìm hiểu không nhiều, nhiều chu trình tìm hiểu còn chưa kỹ lưỡng, những ý kiến nhận xét còn mang tính chất chủ quan, giải pháp đưa ra chỉ mang tính gợi mở và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của Thầy giáo để Em có thể mở rộng kiến thức và hoàn thiện bài viết của mình.

Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong quá trình làm việc. Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo, GS.TS Nguyễn Quang Quynh đã tận tình chỉ bảo để Em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.

.

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán hàng tồn kho do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w