Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết cho kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty khách hàng

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán hàng tồn kho do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 49 - 63)

TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN

2.2.2.Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết cho kiểm toán hàng tồn kho tại Công ty khách hàng

tại Công ty khách hàng

Khi tiến hành kiểm tra chi tiết HTK tại hai công ty A và B, về cơ bản, trình tự thực hiện là giống nhau. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về quy mô, lĩnh vực hoạt động và đặc điểm riêng giữa hai Công ty nên việc thực hiện kiểm toán trong mỗi bước có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp. Các bước công việc cụ thể được thực hiện tại hai Công ty này như sau:

Bước 1: Tiến hành quan sát kiểm kê HTK

Công việc này thường được tiến hành vào lúc khách hàng thực hiện kiểm kê thực tế HTK vào cuối năm hoặc cuối kỳ kế toán. Trong cuộc kiểm toán HTK, thông thường KTV thu nhập bằng chứng về tính hiện hữu và tình trạng của HTK bằng cách tham dự vào cuộc kiểm kê kho doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp kiểm kê thì KTV sẽ thu nhập được những bằng chứng có độ tin cậy cao, Đồng thời kết hợp với các bằng chứng khác thu nhập được khi kiểm tra chi tiết sổ sách chứng từ cho phép KTV đưa ra kết luận của mình về số dư các khoản mục HTK được phản ánh trên BCTC.

Đối với Công ty A: Năm 2008 là năm thứ hai PNT được mời kiểm toán cho Công ty A, do đó, các công việc phục vụ cho cuộc kiểm kê tại ngày kết thúc niên độ

đã được Công ty chuẩn bị và tiến hành đúng với chương trình kiểm toán đã xây dựng. Khi tiến hành kiểm kê HTK tại Công ty A, KTV ghi chép lại giấy tờ làm việc như sau:

Bảng 2.2: Kiểm kê chọn mẫu tại Công ty A

PNT

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện: Đối tượng: Kiểm kê HTK Ngày thực hiện: NVL

STT Tên NVL Đơn vị Trên sổ Số kiểm kê

bởi KTV

Chênh lệch

1 Băng nhám ghi Cuộn 210 210 -

2 Băng nhám vàng Cuộn 356 356 -

3 Băng nhám cam Cuộn 560 560 -

4 Băng nhám đen Cuộn 157 157 -

… … … … 26 Chỉ ghi Cuộn 650 650 - 27 Chỉ cam Cuộn 1003 1003 - 28 Chỉ vàng Cuộn 1148 1148 - 29 Chỉ nâu Cuộn 127 127 - 30 Chỉ navy Cuộn 245 245 - Thành phẩm

STT Tên NVL Đơn vị Trên sổ Số kiểm kê

bởi KTV

Chênh lệch

1 Cặp tài liệu 110DB Chiếc 980 980 -

2 Cặp tài liệu 110DBN Chiếc 390 390 -

3 Cặp tài liệu 560BK Chiếc 690 690 -

4 Cặp tài liệu B2-DBL Chiếc 230 230 -

5 Túi DL 577PK Chiếc 682 682 -

6 Túi DL 890PK Chiếc 470 470 -

7 Túi DL 457BN Chiếc 213 213 -

8 Túi MK 557 DBL Chiếc 175 175 -

10 Túi MK S6_989 Chiếc 235 235 -

Kết luận: Kết quả kiểm kê của KTV khớp sổ sách của doanh nghiệp

Đối với công ty B: Do một số lý do khách quan nên KTV không thể tiến hành quan sát kiểm kê thực tế HTK tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2008. Vì thế KTV quyết định tiến hành kiểm kê chọn mẫu đối với số lượng HTK của công ty B vào ngày 17 tháng 02 năm 2009 từ đó suy rộng ra tổng thể. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, KTV cộng, trừ lùi các nghiệp vụ nhập xuất NVL, hàng hóa cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 trên sổ sách của đơn vị. Hàng hóa tại Công ty B chủ yếu là các loại sim, thẻ điện thoại, có hình thức vật chất nhỏ, khó kiểm đếm trực tiếp với số lượng lớn. KTV tiến hành kiểm tra theo seri và đối chiếu với bảng kê của doanh nghiệp. KTV kết luận số lượng HTK tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 trên sổ sách đơn vị là hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát kiểm kê đối với HTK tại Công ty A được thực hiện vào ngày kết thúc niên đô, trong khi đó, tại B được thực hiện sau ngày kết thúc niên độ, do đó bằng chứng thu được từ quan sát kiểm kê tại Công ty A là có hiệu lực cao hơn so với Công ty B. Kết thúc quan sát kiểm kê tại hai công ty, KTV tiến hành thu thập danh mục HTK tại thời điểm khóa sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê NXT và Biên bản kiểm kê), thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC và số liệu kiểm kê. Chuyển sang bước công việc thứ hai.

Bước 2: Tổng hợp, kiểm tra số dư trên các tài khoản HTK

Trong công việc này KTV lấy số liệu sổ Cái làm trọng tâm để đối chiếu với Bảng cân số phát sinh, Bảng tổng hợp vật liệu, sổ chi tiết vật liệu, Nhật ký chung. Nói một cách khác, mục tiêu của công việc này là kiểm tra sự khớp đúng giữa các sổ tổng hợp, sổ chi tiết.

Đối với Công ty A

Bảng 2.3. Tổng hợp số dư cuối kỳ hàng tồn kho tại Công ty A

PNT

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện:

Đối tượng: HTK Ngày thực hiện:

Mục tiêu: kiểm tra sự khớp đúng giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết

Khoản mục Dư đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Dư cuối kỳ NVL 7.294.300 16.889.326.444 16.814.083.228 82.537.516 CCDC - 34.412.817 30.971.535 3.441.282 CPSXKD dở dang - 17.914.486.467 17.692.526.467 221.960.000 Thành phẩm 227.652.003 17.692.526.467 17.496.480.143 423.698.327 Hàng hóa 41.240.000 - - 41.240.000 DP GGHTK (21.743.980) (25.500.386) (15.632.156) (31.612.210) Tổng 254.442.323 52.505.251.809 52.018.429.21 7 741.264.915 T, AFS T, TB T, TB T, TB

TB : Ðối chiếu khớp với số dư cuối kỳ và khớp với Bảng cân đối số phát sinh AFS : Ðối chiếu Báo cáo kiểm toán năm 2007 và đúng.

T : Ðã cộng dồn và đúng.

Kết luận: đạt được mục tiêu

Đối với Công ty B

PNT

Khách hàng: Công ty B Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện:

Đối tượng: HTK Ngày thực hiện:

Mục tiêu: kiểm tra sự khớp đúng giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết

Khoản mục

Dư đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Dư cuối kỳ NVL 151.205.651 640.431.812 653.852.620 137.784.843 CCDC - 780.000 780.000 - CPSXKD dở dang - 5.450.463.203 5.450.463.203 - Hàng hóa - 12.114.357.569 11.393.078.310 721.279.259 Tổng 151.205.651 18.206.032.584 17.498.174.133 859.064.102 T T, TB T, TB T, TB,X

TB : Ðối chiếu khớp với số dư cuối kỳ và khớp với Bảng cân đối số phát sinh T : Ðã cộng dồn và đúng.

X : số dư đầu kỳ không khớp với bảng kê NXT

Nguyên nhân: do cột tồn đầu kỳ trong bảng kê NXT được cộng hết vào cột nhập trong kỳ.

Kết luận: đạt được mục tiêu.

Quá trình tổng hợp số dư cuối kỳ khoản mục HTK được thực hiện tại hai Công ty A và B là như nhau, kết thúc công việc này, KTV nhận định, số dư khoản mục HTK tại hai Công ty này là hợp lý, khớp đúng giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết.

Sau khi tổng hợp số dư cuối kỳ, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết với từng khoản mục HTK. Công việc này được thực hiện nhằm xem xét, đảm bảo sự hợp lý và đúng đắn của số dư các tài khoản theo các mục tiêu kiểm toán tương ứng.

Đối với Công ty A, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết với các khoản mục HTK gồm: NVL, CCDC, CPSXKD dở dang, thành phẩm và dự phòng giảm giá HTK

Thứ nhất: Kiểm tra chi tiết NVL

Bàng 2.5. Kiểm tra chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty A

PNT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện:

Đối tượng: NVL Ngày thực hiện:

Mục tiêu: số dư tài khoản NVL là đúng đắn và hợp lý

Khoản mục Dư đầu kỳ

Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Dư cuối kỳ GC

NVL - NVL chính - NVL phụ 7.294.300 7.294.300 - 16.889.326.444 16.826.960.789 62.365.655 16.814.083.228 16.751.717.573 62.365.655 82.537.516 82.537.516 - Thực hiện:

Nghiệp vụ Thủ tục kiểm toán Số tiền Tham

chiếu

Nhập NVL Kiểm tra nghiệp vụ mua NVL 16.889.326.444 Xuất NVL - Xuất NVL chính cho sản xuất

- Xuất NVL phụ cho sản xuất

16.751.717.573 62.365.655 16.814.083.228

- Nghiệp vụ mua NVL được tham chiếu với kết quả kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

NVL trong kỳ

- KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ nhập kho và xuất kho NVL trong kỳ

Kết luận: đạt được mục tiêu

Bảng 2.6. Kiểm tra chọn mẫu nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu tại Công ty A

PNT

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện:

Đối tượng: NVL Ngày thực hiện:

Mục tiêu: tính hiện hữu, chính xác của các nghiệp vụ nhập NVL

Thực hiện: Trình tự kiểm tra đi ngược lại trình tự vào sổ của kế toán từ Sổ cái đến các Bảng kê, nhật ký chứng từ và đối chiếu với chứng từ gốc.

Chứng từ Nội dung kinh tế

Số tiền GC SH NT PN02 02/02/08 Nhập băng nhám ghi 129.352.008 V PN08 15/02/08 Nhập băng nhám ghi 224.898.672 V PN19 31/3/08 Nhập băng nhám ghi 91.653701 V PN23 12/4/08 Nhập băng nhám xanh 20.005.348 v X1 PN30 16/5/08 Nhập chỉ đen 112.702.600 V … … … … PN69 30/10/08 Nhập chỉ ghi 59.079.920 V PN70 01/11/08 Nhập chỉ vàng 62.396.000 V PN81 23/11/08 Nhập chỉ cam 34.638.127 v X2 PN90 22/12/08 Nhập chỉ đen 69.630.600 v PN93 31/12/08 Nhập băng nhám xanh 134.238.905 v

v: Có đầy đủ hoá đơn chứng từ kèm theo: biên bản kiểm nhận vật tư, đơn đặt hàng, hợp đồng, yêu cầu mua vật tư…

X : Có sai phạm cần được giải thích, cụ thể:

X1 : Chứng từ số PN23 ngày 12/4/08 có đủ hoá đơn chứng từ nhưng không có biên bản kiểm nhận vật tư, hàng hóa.

X2 : Chứng từ số PN81 ngày 23/11/08 bị tẩy xoá số tiền ghi trên hoá đơn, kế toán trưởng giải thích là do chất lượng lô hàng kém hơn so với hợp đồng do đó công ty yêu cầu nhà cung cấp giảm giá và đã được chấp nhận do đó kế toán đã sửa đơn giá và số tiền trên chứng từ này. KTV đã kiểm tra lại và xác nhận sự việc trên là đúng.

Kết luận: đạt được mục tiêu

Bảng 2.7. Kiểm tra chọn mẫu nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu tại Công ty A

PNT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện:

Đối tượng: NVL Ngày thực hiện:

Mục tiêu: tính hiện hữu, chính xác của các nghiệp vụ xuất NVL

Chứng từ Nội dung kinh tế Ghi chú

SH NT Số tiền

PX 01 21/01/08 Xuất kho NVL sản xuất 236.031.000 V PX 09 06/02/08 Xuất kho NVL sản xuất 63.431.000 V PX 11 12/3/08 Xuất kho NVL sản xuất 60.425.000 V PX 23 15/4/08 Xuất kho NVL sản xuất 125.342.112 V PX 30 30/4/08 Xuất kho NVL sản xuất 134.258.000 V

… … … … …

PX 65 04/11/08 Xuất kho NVL sản xuất 44.161.908 V PX 70 12/11/08 Xuất kho NVL sản xuất 141.835.381 V PX 74 12/12/08 Xuất kho NVL sản xuất 46.186.914 V PX 84 31/12/08 Xuất kho NVL sản xuất 175.236.541 V PX 85 31/12/08 Xuất kho NVL sản xuất 180.637.181 V

v: Có đầy đủ hoá đơn chứng từ kèm theo (phiếu yêu cầu sử dụng vật tư của các phân xưởng sản xuất, phiếu xuất kho) các chứng từ trên đều có đầy đủ chữ ký duyệt.

Kết luận: đạt được mục tiêu

Thứ hai: Kiểm tra chi tiết CCDC

Bảng 2.8. Kiểm tra chi tiết công cụ dụng cụ tại Công ty A

PNT

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện:

Đối tượng: CCDC Ngày thực hiện:

Mục tiêu: số dư tài khoản CCDC là đúng đắn và hợp lý

Khoản mục Dư đầu kỳ Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Dư cuối kỳ Ghi chú

CCDC 34.412.817 30.971.535 3.441.282

Thực hiện:

Nghiệp vụ Thủ tục kiểm toán Số tiền Tham

chiếu

Nhập CCDC Kiểm tra nghiệp vụ mua CCDC 34.412.817 Xuất CCDC Kiểm tra nghiệp vụ xuất CCDC

cho sản xuất

30.971.535 F112

Tiến hành kiểm tra chi tiết với các nghiệp vụ nhập kho CCDC, KTV nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ đều được phản ánh đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán và có chứng từ gốc hợp lệ.

Kết luận: Đạt được mục tiêu

Thứ ba: Kiểm tra chi tiết thành phẩm và CPSXKD dở dang

Ðây là bước công việc quan trọng vì nó liên quan đến hầu hết các phần hành kiểm toán khác như kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán, chu trình tiền lương- nhân viên, chu trình bán hàng- thu tiền… Để khẳng định tính có thật, chính xác của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các nghiệp vụ, KTV thực hiện kiểm tra số phát sinh trên TK 621, TK622, TK 627. Khi kiểm tra phát sinh có trên TK 152, KTV đã đồng thời kiểm tra được phát sinh nợ trên các TK 621 và TK627. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công phân xưởng đã được kiểm tra khi kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên. Chi phí khấu hao đã được kiểm tra từ chu trình kiểm toán tài sản cố định. Các khoản chi phí còn lại được kiểm tra tương tự như TK 152. Với khoản mục thành phẩm, KTV tiến hành tổng hợp và đối chiếu với GVHB, và CPSXKD dở dang trong kỳ.

Bảng 2.9. Kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại Công ty A

PNT

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện: Đối tượng: CPSXKD dở dang Ngày thực hiện:

Mục tiêu: CPSXKD dở dang được tính toán một cách chính xác và hợp lý

Khoản mục Dư đầu kỳ

Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Dư cuối kỳ

CPSXKD dở dang

- 17.914.486.467 17.692.526.467 221.960.000

Thực hiện:

- Phỏng vấn nhân viên kế toán về quy trình phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng, tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm trên TK 154.

- Soát xét lại công việc của kế toán với sự tuân thủ các quy định về đối tượng phân bổ, định mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đối tượng.

- Thực hiện tính toán lại để xác định sự đúng đắn của số liệu phân bổ, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Ðối chiếu thẻ tính giá thành với chứng từ gốc, các bản phân bổ và sổ cái các tài khoản có liên quan để kiểm tra việc tập hợp chi phí có được chi tiết trên các thẻ tính giá thành theo từng đối tượng không.

tra số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái TK 627 và một số phần hành khác có liên quan, KTV nhận thấy việc tập hợp và ghi chép chi phí sản xuất chung của Công ty là đúng đắn và hợp lý.

Kết luận: Đạt được mục tiêu

Bảng 2.10. Kiểm tra việc tính giá xuất hàng tồn kho tại Công ty A

PNT

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện:

Đối tượng: HTK Ngày thực hiện:

Mục tiêu: Đảm bảo việc tính giá xuất HTK trong kỳ là đúng đắn và chính xác, phù hợp với nguyên tắc hạch toán của doanh nghiệp.

Thực hiện: Công ty A tính giá xuất theo phương pháp bình quân gia quyền, giá xuất HTK được tính như sau:

Gía trị tồn đầu kỳ + Gía trị nhập trong kỳ Gía xuất HTK =

Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

- Phỏng vấn nhân viên kế toán, xem xét phương pháp tính giá xuất HTK của đơn vị không có sự thay đổi không.

- Tiến hành kiểm tra chọn mẫu HTK để tính toán lại giá xuất thấy không có sai sót.

Kết luận: Đạt được mục tiêu

Bảng 2.11. Kiểm tra chi phí nguyên vật liệu tại Công ty A

PNT

Khách hàng: Công ty A Tham chiếu: Năm tài chính: 31/12/2008 Người thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán hàng tồn kho do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 49 - 63)