Đặc điểm khách thể kiểm toán và mẫu chọn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán hàng tồn kho do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 42 - 47)

TOÁN QUỐC TẾ PNT THỰC HIỆN

2.1.2. Đặc điểm khách thể kiểm toán và mẫu chọn nghiên cứu

Tuy mới được thành lập bề dày kinh nghiệm chưa nhiều song Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT đã có được đội ngũ khách hàng đông đảo, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và thuộc nhiều thành phần kinh tế như: Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, năng lượng dầu khí, viễn thông, điện lực, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, than, thép, xi măng, khách sạn, du lịch… Phạm vi khách hàng trải rộng từ Bắc vào Nam, từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các doanh nghiệp nhà nước, các dự án do chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tài trợ… Danh mục khách hàng là đa dạng và phức tạp, mỗi khách hàng lại có những đặc trưng riêng biệt, do đó quá trình kiểm toán nói chung và vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán HTK nói riêng với mỗi khách hàng đều có những đặc điểm khác nhau. Quy trình và số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán HTK phụ thuộc vào những đánh giá của KTV về hệ thống KSNB đối với HTK của khách hàng. Đối với những khách hàng mà hệ thống KSNB được đánh giá là có hiệu quả, KTV sẽ

tăng cường các thử nghiệm kiểm soát và phân tích, giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết, với những khách hàng mà hệ thống KSNB đánh giá là không có hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, KTV sẽ tập trung vào các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập những bằng chứng có hiệu lực.

Để thấy rõ được thực trạng vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán HTK được thực hiện tại Công ty, trong quá trình Thực tập, Em đã lựa chọn hai khách hàng A và B để tìm hiểu và nghiên cứu. Đây là hai công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau từ đó dẫn đến những đặc điểm riêng biệt về HTK. Công ty A là khách hàng truyền thống, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, HTK chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, danh mục HTK tương đối đầy đủ, các nghiệp vụ liên quan đến HTK là khá phức tạp. Do đó, nghiên cứu về quy trình kiểm toán HTK tại Công ty A cho thấy những đặc trưng về vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết HTK do PNT thực hiện. Trong khi đó, Công ty B là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cơ cấu HTK là khá đơn giản, vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết có những điểm khác biệt so với Công ty A. Do đó, qua quá trình nghiên cứu tại hai khách hàng trên có thể đánh giá và nhận xét một cách khá đầy đủ và toàn diện về đặc điểm vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết HTK do PNT thực hiện.

Đối với Công ty A: Công ty A là một khách hàng thường xuyên của PNT, tiến hành kiểm toán hàng năm để có được hệ thống những nhận định chính xác về hoạt động kinh doanh. Năm 2009 là năm thứ hai PNT được mời kiểm toán BCTC cho Công ty A. Dưới đây là những thông tin về Công ty A mà các KTV đã thu thập được:

Về đặc điểm hoạt động kinh doanh, Công ty A là một Công ty Cổ phần. Được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số 0103000008 ngày 29

tháng 02 năm 2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Km 6 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.Nguồn vốn kinh doanh là 25 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 4 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động của Công ty là chuyên gia công, sản xuất các loại hàng túi xách để xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở nước ngoài..

Môi trường kiểm soát của Công ty A được đánh giá là tương đối tốt. Công ty có bộ máy tổ chức gọn nhẹ. Giám đốc Công ty có trách nhiệm bố trí, sắp xếp cơ cấu bộ máy chuyên môn, tổ chức sản xuất hợp lý, xây dựng xây dựng quy chế nội bộ để thống nhất phối hợp hoạt động quản lý điều hành và tác nghiệp tốt các nghiệp vụ được giao. Kế toán trưởng là người có chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao và rất liêm khiết. Ban Giám đốc được đánh giá là có năng lực trong lĩnh vực sản xuất túi cặp chất lượng cao.

Về tổ chức hệ thống kế toán trong Công ty,Phòng Kế toán của Công ty có 8 nhân viên, trong đó có 5 người đã tố nghiệp Đại học chuyên ngành kế toán, tài chính hệ chính quy và có 3 người có bằng trung cấp kế toán bao gồm: Trưởng phòng, kế toán tổng hợp HTK, kế toán ngân hàng, kế toán tiền mặt và thanh toán, kế toán tài sản cố định, kế toán lao động tiền lương, kế toán chi phí và thủ qũy. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quy định hiện hành của Việt Nam. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.. Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đồng Việt Nam. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Balance để giảm bớt khối lượng công việc và đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các yêu cầu về thông tin quản lý.

Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất, do đó, danh mục HTK là khá đầy đủ, bao gồm:

Một là, NVL, gồm các loại băng gai nhập khẩu, băng chun nhập khẩu, vải lưới, vải phản quang, vải tri cốt…được hạch toán trên TK 152.

Hai là, CCDC, gồm cúc bấm, kim sản xuất, đạn nhựa, máy ép dập cúc, chân vịt mí…Được hạch toán trên TK153.

Ba là, Sản phẩm dở dang, gồm các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, còn đang trên dây chuyền chưa hoàn thành, được kế toán doanh nghiệp hạch toán trên TK154.

Bốn là, Thành phẩm tồn kho, bao gồm nhiều túi cặp được sản xuất hoàn thành, chiếm một vị trí quan trọng trong HTK của doanh nghiệp được hạch toán trên TK155.

Năm là, Hàng hóa, gồm một số loại cặp, túi được nhập khẩu từ nước ngoài và mua trên thị trường, chiếm một phần nhỏ trong tổng số HTK của doanh nghiệp, được hạch toán trên TK156.

Về chính sách kế toán đối với HTK, HTK của Công ty được đánh giá theo giá trị thực tế, xác đinh giá trị HTK theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Các thủ tục kiểm soát đối với HTK tại công ty A được thiết kế khá chặt chẽ. Mỗi loại hàng được sắp xếp ở một vị trí nhất định theo từng loại từng kích cỡ trong kho. Các nghiệp vụ Nhập - Xuất kho được thủ kho tại mỗi kho theo dõi thường xuyên và định kỳ đối chiếu sổ thẻ kho với sổ chi tiết và sổ tổng hợp của kế toán HTK. Việc quản lý vật liệu được phân công phân định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận có liên quan. Phòng vật tư chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện tiếp nhận hàng hóa. Hàng tháng phải có báo cáo chi tiết về tình hình NXT vật tư gửi cho các phòng ban có liên quan: phòng Kế toán tổng hợp, phòng Kế hoạch, phòng Vật tư… Ngoài ra đơn vị còn thành lập một bộ phận tổ chức kiểm kê HTK để giám sát trực tiếp tình hình quản lý và tiêu thụ HTK.

Đối với Công ty B: Công ty B là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của PNT. Do đó, việc khảo sát cũng như đánh giá cần được thực hiện đầy đủ. Các thông tin mà KTV thu thập được như sau:

Về đặc điểm hoạt động kinh doanh, Công ty B là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Công ty được thành lập theo Quyết định Số 601/QĐ – TCCB/HĐQT ngày 6 tháng 12 năm 2007 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 theo Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số 44/16/0000011 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp. Trụ sở chính đặt tại Tỉnh Bình Phước. Lĩnh vực hoạt động của Công ty là chuyên xây dựng, lắp đặt, quản lý, bảo trì các thiết bị, công trình và mạng viễn thông; Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, truyền thông; Quản lý, cung cấp các dịch vụ viễn thông….

Về môi trường kiểm soát, Công ty B là một đơn vị kinh tế trực thuộc Tập Đoàn Bưu Chính viễn thông. Đây là cơ quan chủ quản, có quyền quyết định cao nhất, giám sát các hoạt động của Công ty, bố trí, sắp xếp một số vị trí quan trọng của Công ty gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Ban kiểm soát; xây dựng quy chế nội bộ để thống nhất phối hợp hoạt động quản lý, điều hành. Giám đốc Công ty là người trực tiếp điều hành các hoạt động của Công ty, quyết định các hoạt động có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Về tổ chức hệ thống kế toán, phòng kế toán của Công ty gồm có 7 người, mỗi người có thể kiêm nhiệm nhiều công việc kế toán khác nhau đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin cho việc quản lý toàn Công ty. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quy định hiện hành của Việt Nam. Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán các nghiệp vụ phát sinh là Đồng Việt Nam, hình thức sổ kế toán áp dụng

tại Công ty là nhật ký chung. Công ty B áp dụng hình mô hình kế toán tập trung. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung tại bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ lưỡng tất cả mọi chứng từ đã nhận hoặc đã lập và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Công ty tiến hành hạch toán độc lập. Báo cáo kế toán được lập vào thời điểm cuối năm và chuyển về Tổng Công ty để hoàn thành báo cáo hợp nhất.

Công ty B là một doanh nghiệp thương mại, cung cấp các dịch vụ viễn thông. Do đó, cơ cấu HTK tại Công ty khá đơn giản, bao gồm:

Một là, NVL gồm có một số loại như giấy in, hóa đơn, mực in, văn phòng phẩm…., được hạch toán trên TK152

Hai là, CCDC, dùng để phục vụ cho lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống viễn thông, được doanh nghiệp hạch toán trên TK153.

Ba là, Hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp bao gồm các loại điện thoại, sim, thẻ điện thọai, được hạch toán trên TK156.

Về nguyên tắc hạch toán HTK, HTK của Công ty được ghi nhận theo giá gốc, hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên và đánh giá HTK theo phương pháp bình quân gia quyền.

Sau khi tìm hiểu và thu thập những thông tin cơ sở ban đầu về hai khách hàng A, B, KTV đã có những hiểu biết nhất định về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Công ty A được thành lập và đi vào hoạt động gần 9 năm, có hệ thống KSNB được đánh giá là có hiệu quả. Công ty B tuy mới thành lập nhưng là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, do đó, được kế thừa những kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức mô hình hoạt động. Với những đánh giá ban đầu về hai Công ty, KTV tiến hành thực hiện các bước công việc kiểm toán tiếp theo.

2.2.Tình hình vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán hàng tồn kho do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện.

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán hàng tồn kho do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w