- NVL Thành phẩm
3.3.4. Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Trong mỗi cuộc kiểm toán, khoản mục HTK thường có quy mô lớn và phức tạp, và do những hạn chế về mặt thời gian và chi phí, do đó, trong quá trình kiểm tra chi tiết HTK, phương pháp chọn mẫu thường được áp dụng. KTV lựa chọn mẫu từ tổng thể theo phương pháp thích hợp, tiến hành phân tích, kiểm tra với mẫu được chọn và suy rộng kết quả cho toàn bộ tổng thể. Tại Công ty, trong quá trình thực hiện kiểm toán, hầu hết các KTV đều dựa vào xét đoán của bản thân để chọn mẫu. Do vậy, có thể sẽ không bao quát được các rủi ro khi mẫu chọn không đại diện cao cho tổng thể. Hơn nữa, việc chọn mẫu kiểm toán của KTV thường chọn mẫu theo phương pháp số lớn (lựa chọn số tiền phát sinh lớn) vì những nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn thường chứa đựng rủi ro cao hơn, nhưng đây chưa phải là phương pháp chọn mẫu tối ưu vì sai phạm của một nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ nhưng được lặp lại nhiều lần sẽ thành sai phạm trọng yếu. Do đó, lựa chọn phương pháp chọn mẫu hiệu quả trong từng trường hợp sẽ giúp cho các KTV thu thập được bằng chứng có hiệu lực cao và đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán như: chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu theo phương pháp phân tầng, chọn mẫu theo nguyên tắc giá trị lũy tiến, chọn mẫu dựa trên mức độ trọng yếu, chọn mẫu theo xét đoán của KTV… Để có thể chọn được những mẫu có tính đại diện cao, KTV nên sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau. KTV nên tăng cường chọn mẫu ngẫu nhiên với các nghiệp vụ có đặc điểm tương tự nhau. Đồng thời, kết hợp với phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, chọn mẫu theo xét đoán của KTV để không bỏ sót những nghiệp vụ mà KTV nhận thấy có dấu hiệu bất thường…
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, Công ty nên xây dựng và sử dụng các phần mềm chuyên ngành để chọn mẫu kiểm toán. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính sẽ giúp KTV tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt các sai sót trong quá trình chọn mẫu. Cách này có ưu điểm là mang tính xác suất cao đồng thời giúp cho việc vi tính hoá công tác kiểm toán, việc tính toán của KTV cũng chính xác hơn, tiết kiệm thời gian. Kết hợp cả kinh nghiệm đánh giá của KTV đối với mẫu chọn để đạt được hiệu quả cao nhất.