Xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 69 - 72)

- Thực trạng về chủ thể:

3.2.3.Xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật

về pháp luật

Để tiếp tục thực hiện công tác phổ biến GDPL ngày càng quy mô, bài bản và chất lượng cao trước hết phải xác định xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị tốt. Đây là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác GDPL. chủ thể có kiến thức pháp lý chắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì quá trình chuyển tải kiến thức pháp lý sẽ tốt. Hiện nay đội ngũ báo cáo viên pháp luật đã được tổ chức thành một hệ thống báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

Quy chế báo cáo viên ban hành theo Quyết định số 1603/1998/QĐ-UB ngày 8/8/1998 của UBND tỉnh Đăk Lăk, tại Điều 1:

Báo cáo viên phổ biến, giáo dục pháp luật là cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố ở tỉnh và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân từ tỉnh đến cơ sở... [61, tr. 1].

Để trở thành báo cáo viên pháp luật cần phải hội đủ các điều kiện sau đây - điều 5 quy chế:

1 - Báo cáo viên pháp luật cấp Tỉnh: a) Là cán bộ, công chức nhà nước.

b) Có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và khả năng hoàn thành công việc được giao.

c) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân các ngành khác nhưng có am hiểu đường lối, chính sách của Đảng, kiến thức pháp luật cơ bản của Nhà nước và của ngành về công tác được giao.

d) Có phương pháp diễn đạt rõ ràng dễ hiểu và có sức thuyết phục. 2 - Báo cáo viên pháp luật cấp huyện:

a) Là cán bộ, công chức nhà nước.

b) Có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và khả năng hoàn thành công việc được giao.

c) Có trình độ cử nhân luật, trung cấp luật hoặc cử nhân, trung cấp các chuyên ngành khác, có trình độ tương đương cử nhân, trung cấp nhưng có am hiểu đường lối, chính sách của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước và các quy định của ngành về công tác được giao.

Theo chúng tôi, về tiêu chuẩn báo cáo viên như quy chế của Tỉnh quy định cần bổ sung thêm tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 5, nên mở rộng thêm các luật sư, luật gia, không phải là CBCC bởi lẽ có nhiều luật sư, luật gia có trình độ pháp lý từ cử nhân đến thạc sĩ luật, nhưng họ không là công chức, viên chức mà hành nghề luật sư theo pháp luật quy định. Chính các chủ thể này là lực lượng mà khả năng của họ khi tham gia báo cáo viên pháp luật sẽ phát huy rất tốt.

Ngoài ra, tại điểm c khoản 2 của Điều 5 cũng cần phải nghiên cứu lại quy định như vậy, vì những người có bằng trung cấp chuyên ngành khác thì riêng báo cáo viên pháp luật cấp huyện theo chúng tôi cần tuyển chọn thêm những người biết nói tiếng đồng bào dân tộc và có kiến thức pháp luật cơ bản. Cần bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các già làng và trưởng bản bởi bằng uy tín của mình chính họ là lực lượng báo cáo viên pháp luật gần dân, có uy tín trong buôn làng dễ được tiếp nhận.

- Về xây dựng nội dung GDPL phù hợp với các đối tượng.

Đối tượng được tuyên truyền phổ biến GDPL mà đề tài xác định là nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk, vì thế khi xây dựng nội dung thì yêu cầu phải bảo đảm tính phù hợp với nhận thức, tâm lý, tình cảm và điều kiện đời sống của người dân tộc. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đánh giá:

Riêng ở miền núi, thực trạng nổi bật là nội dung phổ biến giáo dục pháp luật còn nghèo nàn, thiếu tính hệ thống. Các bộ luật quan trọng cơ bản tuy đã được Trung ương hướng dẫn chỉ đạo nhưng cũng chỉ làm được cấp tỉnh (cho báo cáo viên cho cán bộ chủ chốt) và ở một vài huyện, còn cấp xã và các cụm dân cư khác không triển khai được [31, tr. 20].

Nếu nội dung không thiết thực hoặc xa lạ với điều kiện cuộc sống của nhân dân các dân tộc ít người thì sẽ không thu hút được người dân tích cực nghiên cứu tìm hiểu pháp luật.

Để xây dựng một nội dung thực sự hữu ích khi tuyên truyền cho nhân dân các dân tộc ít người ở một tỉnh miền núi như Đăk Lăk, chúng tôi thiết nghĩ cần xác định những nội dung cơ bản sau đây cho phù hợp đối tượng.

- Pháp luật liên quan đến đất đai, bảo vệ rừng, săn bắn động vật hoang dã mà Nhà nước cấm.

- Pháp luật về phòng chống ma túy.

- Pháp luật về hôn nhân - gia đình, về thừa kế, mua bán nhà ở, chuyển nhượng rẫy, đất đai v.v...

- Pháp luật về giáo dục, các chính sách về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc.

- Pháp luật về biên giới quốc gia, lãnh thổ và có thể tuyên truyền GDPL về xuất nhập cảnh qua biên giới cho nhân dân ở vùng biên tỉnh bạn Campuchia.

Có thể khẳng định rằng, pháp luật Nhà nước trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải tuyên truyền và đã là công dân thì bất cứ ai cũng phải nghiên cứu học tập để hiểu biết pháp luật. Tuy nhiên đối tượng là nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh miền núi Đăk Lăk thì trước mắt nên chọn nội dung tuyên truyền pháp luật như đã nêu ở trên là phù hợp với thực tế. Nếu chúng ta đưa luật hàng hải, luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để tuyên truyền như thế không sai nhưng chưa sát thực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 69 - 72)