Phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, thực hiện nghiêm túc giáo dục công dân trong nhà trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 67 - 69)

- Thực trạng về chủ thể:

3.2.2.Phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, thực hiện nghiêm túc giáo dục công dân trong nhà trường

dục công dân trong nhà trường

Về giáo dục con người, Bác Hồ dạy rằng: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa". Người chỉ rõ: "Vì sự nghiệp 10 năm phải trồng cây, vì sự nghiệp 100 năm phải trồng người"... Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, nên việc PCGDTH cho con em dân tộc ít người ở Tây Nguyên cũng có ý nghĩa to lớn. Muốn GDPL thì trước hết phải PCGDTH như một điều kiện tiên quyết cho GDPL.

- PCGDTH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng ta đã xác định: "Tập trung thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ, phát triển cấp II, cấp III phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế" [15, tr. 82], tiếp theo Đại hội VIII Đảng ta đề ra:

Đến năm 2000 bảo đảm đại bộ phận trẻ em 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mầm non; thanh toán nạn mù chữ ở những người trong độ tuổi từ 15-35, thu hẹp diện người mù chữ ở những độ tuổi khác, cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước, trước hết là đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6-14... [18, tr. 108].

Tại Đại hội lần thứ IX Đảng ta xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010: "Phát triển giáo dục mầm non, củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước..." [19, tr. 202]. Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng, Tỉnh ủy Đăk Lăk đã ban

hành Chỉ thị số 03/CT-TU ngày 16/2/1990 và Chỉ thị số 10/CT-TU ngày 10/7/1998 về việc thúc đẩy công tác PCGDTH và chống mù chữ nhằm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Đăk Lăk lần thứ XIII xác định: "Giữ vững kết quả về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mùa chữ, tiếp tục xóa mùa chữ ở những xã còn lại" [52, tr. 67].

Về kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

(1990 - 2000) của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk:

"Năm 1990, toàn tỉnh mới có 290 trường phổ thông cơ sở (trong đó có các lớp tiểu học) mới huy động được 72,4% trẻ em từ 6-11 tuổi đi học và mới có 64,4% trẻ em độ tuổi 14

tốt nghiệp tiểu học; có 80,4% thanh niên tuổi từ

15-25 biết chữ" [46, tr. 9].

Sau 10 năm thực hiện kế hoạch PCGDTH và chống mù chữ toàn tỉnh đã huy động 94.659 người. Trong diện chống mù chữ đi học chương trình xóa mù chữ và đã kiểm tra công nhận biết chữ cho 46.061 người, tổ chức 646 lớp học sau xóa mù chữ cho 9.683 thanh niên mới thoát nạn mù chữ. Đồng thời với biện pháp huy động tối đa trẻ em đến trường tiểu học, tỉnh đã mở 1.119 lớp PCGDTH cho 17.986 trẻ em thất học [46, tr. 10].

Phát huy thành tích đã đạt được, tỉnh Đăk Lăk đề ra mục tiêu phấn đấu 2000- 2005 như sau:

- Huy động 96% trẻ em từ 6 tuổi vào lớp 1, giảm tỉ lệ lưu ban còn 2%, tỉ lệ bỏ học dưới 3%.

- Phấn đấu 70% trẻ em 12 tuổi và 80% trẻ em 13 tuổi tốt nghiệp tiểu học trở lên. - Có 70 % trong độ tuổi từ 15-25 tốt nghiệp tiểu học trở lên.

- Có 100% xã phường đạt chuẩn PCGDTH và chống mù chữ. - Phấn đấu có 70% trong độ tuổi 15-18 tốt nghiệp THCS.

Những thành tựu quan trọng mà ngành giáo dục Đăk Lăk phấn đấu đạt được như trên và chỉ tiêu đề ra, đó cũng là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh công tác GDPL.

Không thể tiến hành công tác GDPL có hiệu quả nếu không thực hiện tốt PCGDTH và chống mù chữ.

Rõ ràng nếu tỉ lệ mù chữ còn cao thì không thể tiếp thu những kiến thức pháp luật được. Nếu PCGDTH và chống mù chữ tốt sẽ thúc đẩy công tác GDPL đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, trong chương trình THCS và THPT, Bộ giáo dục và đào tạo có cơ cấu chương trình giáo dục công dân trong nhà trường. Chương trình này có một số nội dung về Nhà nước và pháp luật. Trong chương trình giáo dục cộng đồng, đây là những kiến thức cơ bản và bước đầu để học sinh THCS có những hiểu biết về nhà nước và pháp luật. thực trạng trong những năm qua môn học này có khi được coi là môn học phụ, học sinh không quan tâm nhiều để nghiên cứu, bên cạnh đó giáo viên giảng dạy môn học này đa số là kiêm nhiệm hoặc đào tạo chưa đủ kiến thức để giảng dạy. Vì vậy cả thầy và trò chưa say sưa nghiên cứu hoặc coi nhẹ môn học này.

Cần phải xác định tốt ý thức trách nhiệm của người dạy và người học, bảo đảm không cắt xén thời gian, giáo viên phải thực sự nghiêm túc thì học sinh mới có thái độ học tập tốt. Chương trình giáo dục công dân trong nhà trường là một hình thức GDPL để nâng cao nhận thức cho học sinh về Nhà nước và pháp luật hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 67 - 69)