Đặc điểm giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh miền núi Đăk Lăk

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 26 - 31)

miền núi Đăk Lăk

Giáo dục là "quốc sách hàng đầu" là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhà nước "thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục; thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình nội dung kế hoạch giáo dục". GDPL là một nội dung chương trình và kế hoạch của sự nghiệp giáo dục nói chung ở nước ta. Nền giáo dục nước ta là thống nhất, không có nền giáo dục cho từng tỉnh hoặc thành phố và vì vậy GDPL không có "con đường" đi riêng cho mỗi tỉnh thành. Giáo dục nói chung và GDPL nói riêng ở từng vùng miền, địa phương không nằm ngoài cái "chung" đó, song thực tế thực hiện giáo dục chỉ ra tính phong phú đa dạng của công tác quan trọng này. Để công tác giáo dục được thực hiện có hiệu quả cần xác định đặc điểm của GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh miền núi, biên giới Đăk Lăk. Tuy nhiên phải xác định Đăk Lăk chỉ là một trong các tỉnh thuộc miền núi, vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở nước ta.

Đặc điểm thứ nhất: Đối tượng GDPL là nhân dân các dân tộc ít người sinh sống trong tỉnh Đăk Lăk.

Đối tượng của GDPL là nhân dân. GDPL cho nhân dân là chủ yếu chứ không phải là GDPL cho CBCC. Nhân dân ở đây là những người đủ 6 tuổi trở lên, có hộ khẩu tạm trú hoặc thường trú ở tỉnh Đăk Lăk. Họ là học sinh, họ là nông dân, công nhân, là người lao động khác ở các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trong phạm vi một tỉnh. Đây là đối tượng có tính "phổ biến" trong đó có GDPL cho các học sinh trong nhà trường từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học. Đặc điểm này khác với GDPL nói chung, khác với GDPL trong nhà trường, khác với GDPL trong các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề, GDPL cho CBCC hoặc GDPL cho công nhân.

Cơ cấu của đối tượng là nhân dân các dân tộc ít người (thiểu số). Trong tỉnh Đăk Lăk có 43 dân tộc cùng sinh sống. Trong khi cả nước có 54 dân tộc anh em. Dân tộc thiểu số chiếm 34% của 1.761.830 người dân. Các dân tộc thiểu số ở đây là: các dân tộc "bản địa" như Êđê, M’nông và nhiều dân tộc ít người di cư từ ngoài bắc vào như Tày, Nùng, Dao, Thái... Vì vậy đặc điểm tâm lý dân tộc bản sắc từng dân tộc, hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn nói chung của đa số các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk là thấp.

Đa số nhân dân các dân tộc ít người đều không biết tiếng nói và chữ viết của người Kinh, đây là hạn chế lớn nhất khi tiếp thu những tri thức về pháp luật.

Tâm lý dân tộc ít người thường hay tự ti, bảo thủ, gồm cả tư tưởng cục bộ dân tộc, địa phương chủ nghĩa, các cộng đồng, các cụm dân cư, các dòng họ có phong tục tập quán riêng biệt. Nhân dân các dân tộc ít người vẫn còn sử dụng hệ thống luật tục. Luật tục vừa mang tính dân tộc vừa mang tính khu vực. Luật tục có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống đồng bào dân tộc. Luật tục có tính tiến bộ, tích cực được Nhà nước thừa nhận và cộng đồng các cư dân tự giác tuân theo. Song bên cạnh đó vẫn còn có những hủ tục nặng nề, lạc hậu như thách cưới, tang ma, lấy nhiều vợ (tục nối dây)... khi GDPL phải chú ý và thận trọng có phê phán nhưng hết sức khéo léo, tế nhị đối với những hủ tục lạc hậu

- Đặc điểm thứ hai: Chủ thể GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người tại tỉnh

Đăk Lăk.

Chủ thể GDPL là người dạy pháp luật cho nhân dân. Nếu GDPL là một dạng tổ chức thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN thì trách nhiệm về tình hình thực

hiện pháp luật trước hết thuộc về các cơ quan nhà nước. GDPL cho nhân dân vì thế là nhiệm vụ của nhà nước. ở địa phương: "Hội đồng nhân dân quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật" [35, Điều 17].

ủy ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp. Như vậy, UBND là chủ thể tuyên truyền GDPL cho nhân dân. Thực hiện nhiệm vụ này UBND giao cho Sở Tư pháp, phòng Tư pháp ở địa phương.

Các Sở tư pháp đều có phòng Tuyên truyền và GDPL. Việc tổ chức lực lượng thực hiện tuyên truyền GDPL ở các địa phương có những loại chủ thể giống nhau, nhưng cũng có những loại chủ thể GDPL cụ thể khác nhau.

Theo quyết định 1603/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh Đăk Lăk ban hành ngày 8/8/1998 về ban hành quy chế báo cáo viên pháp luật theo đó báo cáo viên pháp luật của tỉnh được thành lập một đội ngũ đông đảo gồm: "Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan đơn vị xã, phường, thị trấn; các huyện, thành phố; ở tỉnh và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh làm nhiệm vụ tuyên truyền; phổ biến, giáo dục pháp luật đến các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân từ tỉnh đến cơ sở".

Như vậy những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến công tác GDPL trên đây là chủ thể của GDPL. Tiêu chuẩn để trở thành chủ thể của GDPL đó là:

+ CBCC nhà nước.

+ Có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có tinh thân trách nhiệm và khả năng hoàn thành công việc được giao.

+ Có trình độ cử luật hoặc cử nhân các ngành khác nhưng có am hiểu chính sách của Đảng, kiến thức pháp luật cơ bản của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác được giao.

+ Có phương pháp diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu và có sức thuyết phục.

ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số nói chung và ở tỉnh Đăk Lăk nói riêng, các già làng trưởng bản là chủ thể GDPL. Đây cũng là loại chủ thể được vận dụng trong thực

tế. Các Già làng, trưởng bản, họ là đối tượng "kép" vừa là đối tượng của GDPL nhưng đồng thời là chủ thể. Ưu thế của những người này là vừa có "uy quyền" thực tế, tự nhiên trong cộng đồng người dân tộc, vừa gần gũi dân và thường giải quyết những tranh chấp, xích mích trong buôn làng. Vì vậy nếu họ là chủ thể thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao.

- Các luật sư, luật gia không phải là CBCC có nghĩa họ hành nghề chuyên trách. Chủ thể này cần phải đưa họ vào trong đội ngũ báo cáo viên pháp luật bởi họ có trình độ pháp lý vững và thông qua hoạt động tư vấn, bào chữa các luật gia, luật sư đã góp phần hết sức quan trọng vào công tác GDPL.

Những người được nhà nước giao cho nhiệm vụ GDPL ở tỉnh Đăk Lăk cũng giống như ở các tỉnh miền núi và vùng dân tộc ít người. Sự khác biệt cơ bản đối với các tỉnh thành khác là đội ngũ các già làng trưởng bản. Với lợi thế là uy tín của họ đối với nhân dân, họ là những người đi giáo dục cần được GDPL trước hết trong nhân dân.

Đặc điểm thứ ba: Nội dung GDPL cho đồng bào dân tộc ít người.

Nội dung GDPL như đã phân tích trong mục 1.1.4; Đó là nội dung GDPL hiện nay không chỉ cho nhân dân một tỉnh mà được áp dụng trong cả nước. Tuy nhiên, một mặt nội dung GDPL được xác định cho từng thời kỳ, từng đối tượng khác nhau sẽ có thời lượng nội dung khác nhau. Vì thế nội dung GDPL là một "đại lượng động" hay thay đổi cho phù hợp để đạt được mục đích hiệu quả mong muốn. Mặt khác, đặc điểm đối tượng và chủ thể GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người quy định mức độ nội dung, truyền tải. Nói một cách khác là nội dung GDPL phải tương ứng với khả năng tiếp nhận tri thức pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể khái quát những đặc điểm nội dung GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk như sau:

- Một là: Nội dung GDPL đan xen gắn kết với nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức.

- Hai là: Tăng cường GDPL về bảo vệ phát triển rừng, phòng chống ma túy, pháp luật về hôn nhân gia đình, phát huy tập quán tốt đẹp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ba là: Phê phán các luật tục lạc hậu, trái với pháp luật của nhà nước, với lợi ích của xã hội, tập thể, kìm hãm văn minh tiến bộ.

- Bốn là: GDPL về đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân.

Đặc điểm thứ tư: Các hình thức và phương pháp giáo dục.

Về các hình thức hay "mô hình" hoặc "con đường" GDPL ở nước ta thực chất chưa có các hình thức giáo dục được xác định ổn định về mặt lý luận vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi thử nghiệm. Thành tựu về giáo dục học ở nước ta đã tổng kết có tính giáo khoa về giáo dục công dân trong đó có chỉ dẫn "con đường giáo dục ý thức công dân" bao gồm:

- Giáo dục thông qua giảng dạy pháp luật trong nhà trường.

- Giáo dục thông qua các dạng hoạt động xã hội như xây dựng gia đình văn hóa hay các cuộc vận động có tính phong trào trong nhân dân.

- GDPL thông qua các lễ hội. - Tổ chức các sinh hoạt đoàn thể.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hấp dẫn và có thưởng. Đó là những "con đường" chung nhất được vận dụng trong GDPL. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số

ở vùng núi, nhóm tác giả trong tác phẩm: "Một số vấn đề về giáo dục pháp luật ở miền

núi và vùng dân tộc thiểu số", đã nêu các hình thức (mô hình) GDPL sau đây: - Giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải.

- Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động báo chí tuyên truyền. - Giáo dục pháp luật thông qua một số loại hình trường học.

- Giáo dục pháp luật thông qua các sinh hoạt truyền thống [31, tr. 23, 54, 87, 113]

Các hình thức GDPL kể trên mang tính phổ biến có thể áp dụng rộng rãi ở các vùng miền, các dân tộc ở miền xuôi cũng như ở miền ngược. Các hình thức này áp dụng ở các tỉnh Tây Nguyên sẽ phù hợp và có hiệu quả cao.

ở mỗi một hình thức giáo dục việc sử dụng các phương pháp giáo dục ở từng nơi đối với từng loại đối tượng sẽ khác nhau. Những phương pháp sử dụng có tính riêng biệt ở Đăk Lăk cũng như ở các tỉnh ở vùng núi, dân tộc thiểu số cho thấy những đặc điểm khác biệt với việc giáo dục ở nơi khác. Đặc điểm nổi bật là việc dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc sẽ hiệu quả hơn dùng tiếng nói người Kinh và chữ quốc ngữ. Người dân tộc trực tiếp làm công tác hòa giải hoặc giảng dạy pháp luật hoặc tổ chức các lễ hội dân tộc sẽ có hiệu quả hơn. Các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, truyền hình, được sử dụng ở Tây Nguyên cũng như những đặc điểm riêng biệt như tiếng nói, hình ảnh và các yêu cầu về kỹ thuật phù hợp với địa hình rừng núi. ở thành phố vô tuyến truyền hình là phương tiện chuyển tải thông tin là chủ yếu thì ở Đăk Lăk radio casetes lại là phương tiện truyền thông phổ biến phù hợp với đồng bào dân tộc ít người vì có những địa phương vùng sâu vùng xa lưới điện quốc gia chưa tới, vô tuyến chưa sử dụng được v.v... Như vậy con đường mà pháp luật đến với nhân dân, các hình thức phương pháp GDPL không thể rập khuôn ở mọi miền là giống nhau. Nếu không xem xét những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt này thì công tác giáo dục sẽ rơi vào "giáo điều" "hô hào" và vô tình sẽ là tắc trách với sự nghiệp GDPL có tầm vóc lớn và ý nghĩa thiết thực này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 26 - 31)