- Thực trạng về chủ thể:
3.1. Những yêu cầu thực tiễn của công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk
3.1. Những yêu cầu thực tiễn của công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk
Thứ nhất: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của Tây Nguyên nói riêng, của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đòi hỏi phải tăng cường GDPL cho nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho cả nước trong đó có vùng kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Trong đó Đăk Lăk là một tỉnh lớn trong vùng.
* Với vị trí chiến lược và ưu thế về đất đai, tài nguyên: "... có chiến lược và quy hoạch xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực" [19, tr.186]. Trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã nhấn mạnh:
Trong tình hình hiện nay, đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp trên thế giới, phải chăm lo nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong mọi tình huống. Trong khi cảnh giác đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài đe dọa an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, cần chú trọng hơn nữa củng cố những nhân tố bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội ở bên trong, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chính quyền trong sạch, gắn bó với dân nhất là ở cơ sở và các địa bàn xung yếu [8, tr. 2].
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và tạo chuyển biến kinh tế xã hội mạnh mẽ trong 5 năm đầu thế kỷ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiều chính sách giải pháp, trong đó sự nghiệp giáo dục nói chung cũng như như nhiệm vụ GDPL luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng ở tầm "quốc sách". Có đào tạo được nguồn nhân lực và đào tạo con người toàn diện, mới có thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Tổ chức UNESCO, năm 1992, đã khuyến cáo các quốc gia trên thế giới: Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản.
ở tỉnh Đăk Lăk cũng như ở Tây Nguyên, tuy rằng đất đai màu mỡ, tài nguyên giàu có nhưng con người Tây Nguyên nói chung văn hóa thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, tâm lý dân tộc còn nặng nề, tệ nạn xã hội còn phát sinh cộng với âm mưu của bọn phản động trong nước và nước ngoài luôn chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Tình hình đó càng đòi hỏi phải tăng cường giáo dục đào tạo cho nhân dân, trong đó tăng cường GDPL phải là cấp bách.
Thứ hai: Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, tăng cường
pháp chế XHCN, phát huy dân chủ ở nước ta đòi hỏi phải tăng cường GDPL cho nhân dân.
Nhà nước ta là nhà nước kiểu mới. Về bản chất giai cấp của nhà nước là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng nhà nước. Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật, các kế hoạch, chính sách khác cũng đều phải cụ thể bằng pháp luật. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là nhà nước - các cơ quan của nó phải được tổ chức trên cơ sở Hiến pháp và luật. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoạt động công vụ của CBCC từ Trung ương đến cơ sở đều phải theo pháp luật. Nhân dân nói chung với tư cách là thành viên trong xã hội, công dân của nhà nước pháp quyền phải có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Pháp luật có vị trí tối cao trong Nhà nước pháp quyền và trong đời sống
xã hội. Mọi quy tắc đạo đức, quy tắc tôn giáo truyền thống, tập quán luật tục đều phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật. Vì vậy, CBCC và mọi công dân phải hiểu được pháp luật, phải có ý thức pháp luật cao và đúng đắn. Do đó, GDPL cho nhân dân nói chung và nhân dân các dân tộc ít người là hết sức cấp bách.
Hơn nữa, tăng cường pháp chế là phương thức căn bản để xây dựng nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ. Tăng cường pháp chế đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân phải sống, làm việc theo pháp luật. Khi pháp luật đi vào được đời sống, pháp luật được thực hiện chẳng những trật tự an toàn xã hội được đảm bảo mà trật tự pháp luật (bộ phận quan trọng của trật tự xã hội) sẽ được thiết lập vững chắc. Có như vậy sẽ đẩy lùi được từng bước các loại vi phạm pháp luật và tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội ở nước ta.
Việc thiết lập một nền pháp chế thống nhất ở nước ta hiện nay là một nhu cầu bức xúc. ở một đất nước như nước ta với 61 tỉnh thành, hơn 70 triệu dân với 54 dân tộc anh em, một mặt chúng ta phải phát huy tính đa dạng đặc thù, thế mạnh của mỗi vùng, miền, mỗi dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam - các dân tộc thiểu số, đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc anh em; mặt khác, chúng ta phải đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên phạm vi cả nước. Không thể có chế độ pháp luật riêng cho Tây Nguyên, cho Đăk Lăk. Nhân dân các dân tộc có quyền bình đẳng về quyền và lợi ích thì trước hết phải bình đẳng trước pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc không thể coi nạn phá rừng chiếm đất đai, theo Fulro ly khai với nhà nước, hoạt động khủng bố là ngoại lệ của pháp luật. Với những căn cứ trên, GDPL cho nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên, ở Đăk Lăk cần phải được ưu tiên tăng cường hơn bất cứ một tỉnh nào trong cả nước.
Thứ ba: Thực trạng nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đăk Lăk đòi hỏi phải được GDPL nhiều hơn nữa.
Như đã phân tích trong thực trạng GDPL ở tỉnh Đăk Lăk trong chương 2, cho thấy ý thức pháp luật của nhân dân các dân tộc thiểu số thấp so với ý thức pháp luật của nhân dân các dân tộc khác. Tình hình đó do hai nguyên nhân chính: một là, công tác GDPL
"xung đột" pháp luật quốc gia với luật tục của các dân tộc thiểu số. Nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân được xác định ở đây là nhu cầu bắt buộc từ phía Nhà nước có trách nhiệm đối với nhân dân và nhu cầu tự thân của người dân khi họ cần pháp luật do hoạt động kinh tế xã hội đòi hỏi ở họ trong điều kiện đổi mới.
Đánh giá nhận thức chung về pháp luật của CBCC và nhân dân, khảo sát tại 6 vùng có dự án điểm về phổ biến GDPL cho thấy:
... Có 86,5% người cho rằng: pháp luật là công cụ trong tay nhà nước để tổ chức đời sống xã hội một cách trật tự kỷ cương và văn minh. Đây là nhận thức quan trọng thể hiện yêu cầu đầu tiên, tiên quyết và phải tuân thủ pháp luật thì nhà nước mới quản lý có hiệu quả về kinh tế - xã hội mới phát triển được. Đa số phụ nữ và người dân tộc thiểu số lại có nhận thức phiến diện rằng pháp luật là công cụ trong tay nhà nước để trừng trị những ai đi ngược lại lợi ích của nhà nước và của xã hội. Về nhu cầu nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ và nhân dân, đa số người được hỏi (83,85%) cho rằng phải thường xuyên nâng cao sự hiểu biết pháp luật của bản thân để xử sự cho đúng pháp luật [3, tr. 15].
Điều đó khẳng định nhu cầu tìm hiểu pháp luật của CBCC và nhân dân là rất cao, đòi hỏi nhà nước phải đầu tư đúng mức cho công tác GDPL cho mọi tầng lớp dân cư. Đồng thời chống tư tưởng ỷ lại vào các tổ chức luật sư tư vấn pháp luật cũng như tư tưởng cho rằng pháp luật không được thực hiện nghiêm túc trong cuộc sống nên không phải thường xuyên tìm hiểu.
Về các lĩnh vực cần tìm hiểu, qua khảo sát thực tế đã cho thấy người dân tộc thiểu số cần tìm hiểu Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Lao động nhiều hơn là Luật Kinh tế, Luật Hàng không, Luật Hàng hải, Luật Quốc tế.
Về nhu cầu tìm hiểu pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua phổ biến pháp luật của cán bộ, cũng qua khảo sát, đồng bào miền núi chọn chương trình trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, đọc báo chí, tạp chí, sách
luật hoặc nghe cán bộ trực tiếp phổ biến ở các hội nghị, các lớp tập huấn nhiều hơn là chọn các cuộc hội thảo khoa học, qua các phiên tòa xét xử, thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ, đọc tờ rơi v.v...
Trên đây là kết quả khảo sát chung. Song có thể dựa vào kết quả trên để đánh giá nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đăk Lăk. Vì Đăk Lăk là một tỉnh miền núi với 43 dân tộc thiểu số cùng sinh sống là một trong các tỉnh miền núi và trong vùng các dân tộc thiểu số sinh sống ở nước ta. Rõ ràng tình hình hiểu biết pháp luật của nhân dân và thực trạng GDPL ở tỉnh Đăk Lăk trong thời gian qua đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác quan trọng này.