Thực trạng về đối tượng:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 49 - 52)

Đối với học sinh phổ thông: Đối tượng này được học tập theo chương trình chung của quốc gia về giáo dục công dân, trong đó học sinh được học nội dung về Hiến pháp, về Nhà nước, luật về giao thông đường bộ, luật giáo dục tiểu học... Đây là chương trình quốc gia biên soạn chung cho học sinh phổ thông. Có thể nói những kiến thức pháp luật tuy còn ở mức thấp nhưng tạo cho học sinh bắt đầu làm quen với những khái niệm về Nhà nước về pháp luật, có cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu sau này.

Các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, trường đại học, học viên, sinh viên có chương trình pháp luật đại cương 45 tiết, tuy cơ cấu nội dung chương trình, thời gian học còn quá ít nhưng cũng là những kiến thức bước đầu để học viên, sinh viên tiếp cận với lĩnh vực nghiên cứu về nhà nước và pháp luật. Chương trình học này hết sức bổ ích và chúng tôi được biết là học viên rất hứng thú tìm hiểu về Nhà nước và pháp luật.

Đối với học viên trường chính trị: các trường chính trị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh, với chương trình cơ cấu có 866 giờ của toàn bộ môn nhà nước và pháp luật thì trong đó có cơ cấu 322 giờ về lý luận về Nhà nước và pháp luật.

Cơ cấu chương trình, nội dung học về Nhà nước và pháp luật như hiện nay thể hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về pháp luật là hết sức cần thiết. Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền thì trước hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quan lý phải hiểu biết pháp luật. Chương trình Nhà nước và pháp luật cơ cấu nhiều nhất trong toàn bộ chương trình học của đào tạo trung học chính trị thể hiện được tính thiết thực của chương trình. học viên các lớp trung học chính trị sau khi được đào tạo về công tác tại địa phương, đã phát huy được khả năng giải quyết công việc ở địa phương ở cơ sở. Có thể khẳng định rằng, chương trình nội dung học tập bộ môn nhà nước và pháp luật ở trường chính trị đã mang lại hiệu quả cao, phát huy tốt chất lượng đào tạo.

- Đối với nhân dân các dân tộc ít người: chưa có chương trình, nội dung nào để tuyên truyền và giáo dục pháp luật mà chủ yếu vẫn là chương trình tuyên truyền chung trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- GDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói. Hình thức giáo dục này nhanh, nhạy nhưng chương trình nội dung chưa sâu,

chưa thường xuyên mà chủ yếu theo vụ việc mang tính chất phản ánh những vấn đề xảy ra trong thực tế. Vì vậy hình thức này tuy có tiến hành hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao.

- Trên phương tiện báo hình của tỉnh đã có chương trình phát sóng tiếng Êđê hàng tuần vào tối thứ 3, 5, 7. Thời lượng phát sóng 15’/buổi.

Hiện nay đài truyền hình Đăk Lăk đang xây dựng chương trình phát sóng tiếng M’Nông dự kiến vào tối thứ 2,4,6 hàng tuần và thời gian cũng 15’/buổi.

Đối với chuyên mục Nhà nước và pháp luật thì không có chương trình phát sóng. Đây là một thực tế cần phải khắc phục, nhanh chóng xây dựng nội dung chương trình và triển khai để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật của công chúng.

- Về đài truyền thanh (báo nói) hiện nay đã có chương trình phát sóng tiếng Êđê hàng ngày vào buổi sáng và buổi trưa. Thời gian 15’/buổi nhưng nội dung phát thanh vẫn chưa đi sâu vào chuyên mục Nhà nước và pháp luật mà chỉ mới đưa tin về vụ việc cụ thể.

- Báo viết của tỉnh: Tờ báo Đăk Lăk là cơ quan ngôn luận của tỉnh Đảng bộ, cho đến nay vẫn chưa có chuyên mục Nhà nước và pháp luật, vì thế các tin, bài báo nêu lên vẫn mang tính chất phản ánh vụ việc "nóng" chứ chưa mang tính chuyên sâu và đều kỳ.

Thiết nghĩ cần phải xây dựng chuyên mục Nhà nước và pháp luật trên các phương tiện báo chí để thông tin phổ biến tuyên truyền và GDPL đến đông đảo công chúng đang mong đợi.

Thời lượng phát sóng trên các phương tiện báo chí truyền thanh, truyền hình còn quá ít. Nội dung phát sóng, truyền tin còn chung chung về các lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội chưa đi sâu vào chương trình Nhà nước và pháp luật. Hiện nay tại Đăk Lăk có 43 dân tộc ít người, nhưng đài truyền thanh và truyền hình phát sóng mới có tiếng Êđê quả là chưa đáp ứng được sự mong đợi của công chúng.

- Phải thực sự quan tâm hơn nữa đến nhân dân các dân tộc ít người về lĩnh vực phổ biến tuyên truyền và GDPL. Cần thiết phải ưu tiên mở các lớp học, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các cán bộ chính quyền cơ sở là người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa...

Sách vở, tài liệu cần thiết phải in ấn bằng ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Êđê, M’Nông), nên cấp phát cho họ, phải lưu ý thêm rằng khi chuẩn bị nội dung giảng dạy cho đối tượng nào thì chọn lựa nội dung cho phù hợp và khá cụ thể, không nên đưa nội dung quá trừu tượng, chung chung khó hiểu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)