Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 50 - 51)

Vấn đề chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề thời sự cấp bách của TP Hà Nội nói riêng cũng nh cả nớc nói chung. Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng, bình quân diện tích đất nông nghiệp của nông dân vốn đã rất ít, khoảng 400-500m2/ngời . Khi NN thu hồi đất thì lại không có đất nông nghiệp để BT, chỉ đợc BT bằng tiền; nông dân không có đất để SX và số lợng ngời đứng trớc nguy cơ thất nghiệp ngày càng tăng nếu không có các chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngời bị thu hồi đất. Để góp phần giải quyết vấn đề này, NĐ số 197/2004/NĐ-CP đã quy định đối tợng đợc HT chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp SX nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất thì đợc hỗ trợ chuyển nghề cho ngời trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phơng; việc hỗ trợ chuyển đổi nghề đợc thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dậy nghề (Điều 29, NĐ số 197/2004/NĐ-CP);

Tuy nhiên, cũng nh đối với trường hợp hỗ trợ ổn định đời sống, việc xác định tỷ lệ 30% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, số lợng lao động trong độ tuổi của từng hộ là rất khó khăn và có thể không chính xác; vì vậy TP Hà Nội đã áp dụng HT chuyển đổi nghề theo m2 đất nông nghiệp bị thu hồi với mức là 25.000đ/m2 và số tiền này hiện nay vẫn đợc trả trực tiếp cho ngời bị thu hồi đất;

Khoản 4, Điều 4, NĐ số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 đã quy định thêm hình thức HT tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp nh sau: “Đợc giao đất có thu tiền SDĐ tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; mức đất đợc giao do UBND cấp tỉnh căn cứ vào khả năng quỹ đất và mức đất bị thu hồi của từng hộ gia đình, cá nhân để quy định; giá đất đợc giao bằng giá đất nông nghiệp tơng ứng cộng với chi phí đầu t hạ tầng trên đất nhng không cao hơn giá đất tại thời điểm thu hồi đất đã đợc UBND cấp tỉnh quy định và công bố”. Thực tế tại TP Hà Nội thời gian vừa qua cha thực hiện và cũng không có quỹ đất để thực hiện hỗ trợ theo hình thức nói trên; vì vậy vẫn thực hiện hỗ trợ bằng tiền và trả trực tiếp cho ngời bị thu hồi đất. Việc phải trả tiền hỗ trợ chuyển nghề trực tiếp cho ngời bị thu hồi đất là do TP Hà Nội hiện nay vẫn cha có giải pháp nào

để đào tạo chuyển nghề cho nông dân có hiệu quả thông qua các cơ sở dậy nghề, đặc biệt là đối với số lao động tuổi đã cao (trên 35 tuổi), không có khả năng chuyển đổi nghề; từ đó đã dẫn đến mục tiêu chuyển đổi nghề không đạt đợc vì hầu hết số tiền này không đợc sử dụng vào mục đích chuyển đổi nghề. Khoản 3, Điều 40, QĐ số 108/2009/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội quy định:

“ Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đỡnh, cỏ nhõn được hỗ trợ theo quy định, cú nhu cầu được học nghề thỡ được hỗ trợ 01 lần kinh phớ để học một nghề bằng hỡnh thức cấp thẻ học nghề (khụng chi trả trực tiếp bằng tiền cho người lao động); mức hỗ trợ tối đa khụng quỏ 6.000.000 đồng/thẻ (sỏu triệu đồng).

Ủy ban nhõn dõn cấp huyện phờ duyệt kinh phớ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề đồng thời cựng phương ỏn bồi thường, hỗ trợ và tỏi định cư; mức phờ duyệt bằng 6.000.000 đồng/thẻ (sỏu triệu đồng) và chuyển về quỹ hỗ trợ của Thành phố (qua Sở Lao động – Thương binh và Xó hội) để được cấp thẻ học nghề cho người lao động.”

Đây là một việc phải làm cấp bách đối với TP Hà Nội cũng nh cả nớc để nhanh chóng giải quyết vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w