Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình xét xử tại phiên tòa

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 40 - 50)

xử tại phiên tòa

Khoản 1, Điều 39, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án hình sự là tham gia xét xử vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động Tố tụng và biểu quyết những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Dù ở cấp xét xử nào hay thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nào thì sự tham gia của Thẩm phán trong Hội đồng xét xử luôn là điều bắt buộc, Đây vừa là quyền nhng đồng thời cũng là nghĩa vụ của ngời Thẩm phán.

ở cấp xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Điều 185 Bộ luật Tố tung hình sự quy định: Thẩm phán Hội đông xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Đối với vụ án có tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Đối với vụ án mà bị cáo đa xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đông xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

ở cấp xét xử phúc thẩm, Điều 244 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thành viên Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán, trong trờng hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Việc quy đinh nh vậy cũng xuất phát, tính có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nên đòi hỏi phải có đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

Để đảm bảo chất lợng xét xử của Thẩm phán, để việc xét xử đợc vô t, khách quan, công minh thì Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những ngời tiến hành Tố tụng, ngời tham gia Tố tụng trong các trờng hợp sau đây.

- Thẩm phán đồng thời là ngời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là ngời đại diện hợp pháp, ngời thân thích của những ngời đó hoặc của bị can, bị cao.

- Thẩm phán đã tham gia với t cách là ngời bào chữa, ngời làm chứng, ngời giám định, ngời phiên dịch trong vụ án.

- Có căn cứ rõ ràng khác để có thể cho rằng Thẩm phán không vô t trong khi làm nhiện vụ ví du nh Thẩm phán là ngời đã chịu ơn bị cáo, ngời bị hại hoặc có quan hệ mật thiết với những ngời này về kinh tế, về công vụ hoặc đã có mâu thuẫn nghiêm trọng với họ...

- Thẩm phán và Hội thẩm cùng trong một Hội đồng xét xử là ngời thân thích với nhau. Mối quan thân thích ở đây có thể là giữa Thẩm phán và Hội thẩm hay giữa Thẩm phán với Thẩm phán.

- Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm tiến hành Tố tụng trong vụ án đó với t cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Th Ký Tòa án.

Ngoài những trờng hợp từ chối hoặc bị thay đổi trên, Bộ luật Tố tụng hính sự còn quy định thay thế các thành viên của Hội đồng xét xử trong trờng

hợp đặc biệt ở trình tự xét xử sơ thẩm vu án (Điều 186, Bộ luật Tố tụng hình sự). Theo quy định của pháp luật thì các thành viên Hội đồng xét xử phải xem xét vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, quy định nh vậy nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói, liên tục. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán không thực hiện tham gia xét xử thì Tóa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán dự khuyết. Trong thực tế, đối vứi những vụ án đặc biệt nghiên trọng và phức tạp cần phải đề phòng có thanh viên trong Hội đồng xét xử không thể tiếp tục tham gia xét xử đợc vì điều kiện sức khỏe hoặc phải thay đổi theo quy định của pháp luật. Thẩm phán dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa ngày từ đầu mới đợc tham gia xét xử chứ không phải khi nào cần thì mới có mặt. Trong trờng hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán mà Thẩm phán Chủ tạo không tiếp tục tham gia xét xử đợc thì Thẩm phán dự khuếyt đợc bổ sung là thành viên hội đồng xét xử. Tròn trờng hợp không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế hoặc để thay đổi Chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì vụ án phải đợc xét xử lại từ đầu.

Trớc hết, đó là quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán tại phiên tòa sơ thểm vụ án hình sự. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán làm nhiệm vụ Chủ tọa phiên tòa điều khiểm và giữ kỷ luật phiên tòa. Khi bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đa vụ án ra xét xử. Thẩm phán phải đọc một cách rõ ràng, chính xác, dõng dạc thể hiện đợc tính uy nghiêm nơi xét xử, làm cho bị cáo cùng những ngời dự phiên tòa thấy đợc tính chất nghiêm trọng của vụ án. Chính những điều tởng chừng đơn giản đó nhng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng tác động tới không khí phiên tòa. Th ký phiên tòa

báo cáo cho Hội đồng biết những ai trong số những ngời đợc triệu tập vắng mặt tại phiên tòa.

Chủ tọa phiên tòa giới thiệu thành viên trong Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên. Th Ký phiên tòa, ngời giám định, ngời phiên dịch (nếu có) rồi hỏi những ngời tham gia Tố tụng tại phiên tòa xem có ai có yêu cầu thay đổi những ngời nói trên. Nếu có ngời tham gia Tố tụng nào đó yêu cầu thay đổi những ngời nói trên thì phải nói rõ lý do. Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra quyết định chấp nhận hoặc bác yêu cầu thay đổi. Quyết định này phải đợc lập thành văn bản và phải đọc trớc phiên tòa. Trong trờng hợp chấp nhận yêu cầu thay đổi thì phải có thành viên khác thay thế ngay. Nếu không có ngời thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

Chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cứ, phổ biến quyền và nghĩa vụ của ng- ời làm chứng. Trong trờng hợp có nhiều ngời làm chứng thì Chủ tọa phiên tòa quyết định có hay không để cho ngời làm chứng nghe lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những ngời khác, cách ly bị cáo với ngời làm chứng trớc khi hỏi ngời làm chứng.

Sau khi kiểm tra căn cớc và hoàn thành thủ tục giới thiệu Chủ tọa phiên tòa hỏi những ngời tham gia Tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có cần triệu tập thêm ngời làm chứng hoặc đề nghị đa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét thêm không. Nếu có yêu cầu trên mà không giải quyết đợc ngay nh cần phải triệu tập thêm ngời làm chứng thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu phiên tòa vẫn tiếp tục đợc mở, thì Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và chuyển sang phần xét hỏi.

Sang phần thủ tục xét hỏi tại phiên tòa: Sau khi nghe Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung nếu có, Hội đồng xét xử và đặc

biệt là Thẩm phán phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Căn cứ vào kế hoạch xét hỏi đã đợc chuẩn bị, việc xét hỏi đợc tiến hành theo trình tự Chủ tạo phiên tòa hỏi trớc rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, ngời bào chữa, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự. Những ngời tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ. Ngời giám định đợc hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định việc hỏi ai trớc nên Chủ tạo phiên tòa có thể tùy theo mỗi vụ án mà định trình tự hỏi hợp lý. Các câu hỏi đợc đặt ra phải rõ ràng, dễ hiểu, không đợc dùng các lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của ngời đợc xét hỏi. Đồng thời phải đặt ra nhiều loại câu hỏi khác nhau, hỏi thẳng vào vấn đề, hỏi ngợc lại, tạo ra tình huống có vấn đề... hớng bị cáo và những ngời đợc hỏi tập trung làm sáng tỏ vấn đề còn mâu thuẫn trong vụ án. Ngợc lại nếu câu hỏi đặt ra quá dài, rờm rà, khó hiểu, đặt câu thiếu chính xác, dùng từ lấp lửng, đối tợng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì sẽ dẫn tới việc trả lời thiếu chính xác, không đáp ứng đợc yêu cầu đặt ra, làm mất thời gian phiên tòa. Những ngời đợc hỏi không đợc hỏi dùng giấy tờ đã chuẩn bị trớc để đọc lời khai trừ trờng hợp về những số liệu khó nhớ.

Khi nhận thấy các tình tiết vụ án đã đợc xem xét đầy đủ thì Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, ngời bào chữa và những ngời khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có ngời yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì Chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi. Nếu không có yêu cầu gì thì Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa.

Đến phần tranh luận tại phiên tòa. Tranh luận tại phiên tòa là một trong những thủ tục quan trọng để xem xét đánh giá chứng cứ, tình tiết có liên quan đến vụ án một cách khách quan, toàn diện. Tranh luận tại phiên tòa là một trong những bớc tiến quan trọng để đa Tố tụng nớc ta từ Tố tụng xét hỏi sang Tố tụng tranh luận theo tinh thần của Nghị quyết 08, nghị quyết 49 về cải cách t pháp.

Trong phần tranh luận, ngời Thẩm phán với vai trò nh là một ngời trọng tài không tham gia vào việc đối đáp mà chỉ lắng nghe ý kiến luận tội của Kiểm sát viên, nghe các bên trình bày ý kiến lập luận về việc luận tội. Chủ tọa phiên tòa không đợc hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những ngời tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến nhng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án. Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của ngời bào chữa và những ngời tham gia Tố tụng khác mà những ý kiến đó cha đợc Kiểm sát viên tranh luận.

Sau khi những ngời tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận. bị cáo đợc nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng của bị cáo có thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Sau khi bị cáo nói lời sau cùng, Chủ tọa phiên tòa tuyến bó kết thúc tranh luận để Hội đồng xét xử nghị án.

Trong giai đoạn tranh luận, với vai trò là ngời tổ chức, điều hành, là trọng tài của cuộc tranh luận công khai, hội đồng xét xử nói chung và Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa nói riêng phải đảm bảo cuộc tranh luận không đi chệch hớng trọng tâm cần phải giải quyết của vụ án, không để cuộc tranh

luận diễn ra quá tẻ nhạt hoặc quá căng thẳng đến mức các bên xúc phạm danh dự, uy tín của nhau ngay tại phiên tòa.

Cuối cùng là thủ tục nghị án và tuyên án: Sau khi kết thúc phần tranh luận hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Chỉ có Hội đồng xét xử, tức là chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới đợc nghị án. Kiểm sát viên và Th ký không đợc tham gia vào việc quyết định bản án. Trong phòng nghị án, Chủ tạo phiên tòa nêu lên những vấn đề cần thảo luận và những quy định của pháp luật, đờng lối xét xử để Hội đồng xét xử thảo luận và biểu quyết. Những vấn đề cần thảo luận bao gồm tội danh của bị cáo, những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, những vấn đề liên quan đến bồi thờng thiệt hại, xử lý vật chứng, yêu cầu cơ quan tổ chức áp dụng các biện pháp phòng ngừa...Các vấn đề thảo luận đợc chia theo từng vấn đề một và mỗi vấn đề đợc giải quyết bằng cách biểu quyết theo đa số. Khi thảo luận, nếu có vấn đề không thống nhất thì ngời có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và lu trong hồ sơ vụ án. Qua việc nghị án nếu có những tình tiết của vụ án cha đợc xét hỏi hoặc xét hỏi cha đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại phần xét hỏi và tranh luận. Chủ tọa phiên tòa lập biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Khi nghị án, Hội đồng xét xử căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã đợc đảm bảo tính khách quan trong việc ra bản án, quyết định, mọi thành viên trong Hội đồng xét xử phải biểu quyết và Thẩm phán phải biểu quyết sau cùng. Tất cả các vấn đề đợc thảo luận và biểu quyết đợc coi là bí mật công tác và không đợc tiết lộ ra bên ngoài.

Sau khi bản án đợc thông qua, hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án. Khi tuyên án mọi ngời trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ tạo

phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xé xử đọc bản án và sau đó có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo. Thông thờng trong các phiên tòa Chủ tạo phiên tòa là ngời đọc bản án. Cách đọc, giọng đọc của ngời Thẩm phán cần đợc luyện tập và trao đổi, rút kinh nghiệm. Việc đọc bản án khi tuyên án mang một sắc thái riêng khi “nhân danh nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , ” hoàn toàn không giống nh đọc tin, đọc truyện đêm khuya của phát thanh viên. Chủ tọa phiên tòa khi tuyên án phải thể hiện đợc tính uy nghiêm. mức độ quan trọng của bản án.

Tiếp theo, đó là quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Phiên tòa phúc thẩm cũng đợc tiến hành nh phiên tòa sơ thẩm bao gồm các phần làm thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Tuy nhiên, khác với những phiên tòa sơ thẩm trớc khi xét hỏi thay vì đọc quyết định đa vụ án ra xét xử, Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dụng vụ án, quyết định đa vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử tập trung làm rõ những vấn đề liên quan tới kháng cáo, kháng nghị thông qua việc thẩm vấn chính ngời có kháng cáo, kháng nghị và những ngời khác có quyền lợi, nghiã vụ liên quan tới kháng cáo, kháng nghị.

Trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đợc phát biểu đầu tiên. Thay vì trình bày lời luận tội nh quy định tại phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về những nội dung liên quan đến kháng cáo hoặc kháng nghị và cuối cùng đa ra những đề xuất cụ thể với Hội đồng xét xử hớng giải quyết vụ án. Các bên đối đáp, bị cáo nói lời sau cùng,

thủ tục nghị án và tuyên án tại phiên tòa phúc thẩm đợc tiến hành theo thủ tục và những nguyên tắc chung.

Hội đồng xét xử phúc thẩm sau khi nghị án có quyền quyết định: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w