Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm:

Một phần của tài liệu Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam (Trang 56 - 63)

Trong vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo nghề là một biện pháp nhằm nâng cao trình độ người lao động, vì vậy vấn đề này luôn được quan tâm đến một cách có hệ thống. Với một nền kinh tế cần có đội ngũ lao động có kiến thức, kỹ năng nghề với

cơ cấu và trình độ phù hợp lại càng đòi hỏi dạy nghề phải thay đổi mạnh mẽ, phát triển nhanh mới đáp ứng nhu cầu bức thiết cho nền kinh tế. Để chuẩn bị cho bước đột phá trong công tác dạy nghề giai đoạn 2011-2020, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ- TB&XH xác định cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện chỉ tiêu dạy nghề năm 2010. Trong các giải pháp này, cần ưu tiên lựa chọn những nghề, những trường có năng lực để tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến ngang bằng các nước trong khu vực, phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành nghề trọng điểm và xuất khẩu lao động. Ngoài ra, việc xây dựng chương trình khung cũng rất quan trọng vì các chương trình này sẽ giúp các trường vừa có chuẩn mực nhất định theo yêu cầu chung, vừa có "độ mở" để nâng cao trình độ đào tạo. Nhiều trường còn được phép chủ động tham khảo chương trình đào tạo của các trường nước ngoài, giúp học viên nâng cao tay nghề, có khả năng sử dụng các loại máy móc, công nghệ hiện đại. Trên thực tế, 164 chương trình khung trình độ cao đẳng nghề đã được xây dựng nhưng 30% còn lại vẫn chưa được nhiều trường bổ sung và ít có khả năng phát triển. Để khắc phục tình trạng này, các trường cần thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình khung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Để đạt được mục tiêu của các năm sắp tới và khắc phục những hạn chế của công tác đào tạo nghề năm 2009, cần chú trọng đẩy mạnh và phát triển hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng dạy nghề. Tiếp tục kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề và tiến tới thực hiện kiểm định chương trình đào tạo, đẩy nhanh kiểm định chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề. Nhiệm vụ trọng tâm của năm 2010 là hoàn thành việc thành lập và tập trung đầu tư trung tâm dạy nghề tại 63 huyện nghèo nhằm hỗ trợ tạo việc làm tại chỗ, xóa nghèo bền vững. Năm 2010 và những năm tiếp theo, dạy nghề sẽ được chú trọng theo chiều sâu, phát triển các trường cao đẳng, trung cấp nghề có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, lựa chọn những nghề, những trường có năng lực để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo

nhu cầu của doanh nghiệp và theo thị trường lao động, tiến tới đào tạo nghề theo vị trí làm việc, theo địa chỉ sử dụng... từng bước nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề.

Bên cạch các giải pháp trên, để có thể giải quyết có hiệu quả số lượng lao động thiếu việc làm, cần tạo tính chủ động, khuyến khích các chủ thể tham gia tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với việc xây dựng và phát triển thị trường lao động, nâng cao trách nhiệm và vai trò của nhà nước trong việc tạo việc làm, giải quyết việc làm, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.

KẾT LUẬN

Đối với một con người nói riêng, đối với toàn xã hội nói chung và đối với một nền kinh tế thì việc làm không chỉ là vấn đề có ý nghĩa sinh tồn và còn là yếu tố thúc đẩy phát triển. Việc làm tồn tại trong tất cả các phương diện kinh tế-xã hội, chính trị- pháp lý, vừa là một vấn đề nóng bỏng trong từng năm, vừa là chiến lược lâu dài, vừa là vấn đề của mỗi quốc gia, vừa là vấn đề của toàn cầu. Đối với Việt Nam, trong điều kiện kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với xu hướng toàn cầu hóa mà điểm mốc quan trọng nhất là việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì vấn đề việc làm ngày càng trờ nên bức xúc, quan trọng. Nghiên cứu một cách tỉ mỷ và tìm ra phương pháp giải quyết một cách hiệu quả nạn thất nghiệp là một bước tiến quan trọng của trong quá trình phát triển bền vững của đất nước, phát huy mọi tiềm năng về nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.

Về phương diện pháp luật nói riêng, việc làm là một trong những chương pháp lý quan trọng trong BLLĐ, vấn đề việc làm được nhà nước ta đưa vào hệ thống phát luật từ rất lâu và trải qua hàng thập kỷ, đã trở nên dần hoàn thiện với những mang tính chất tích cực và đạt hiệu quả trong thực tiễn. Việc thực hiện các quy định về việc làm trong BLLĐ và các văn bản liên quan trong thời gian qua đã thu được những thành tựu đáng kể, giải quyết được một số lượng lao động thất nghiệp lớn, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện chất lượng lao động. Tuy nhiên, pháp luật về việc làm còn bộc lộ nhiều điểm chưa thật phù hợp, còn tồn tại một số quy định bất cập với thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng chưa thể giải quyết hiệu quả tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, cơ cấu lao động chưa phù hợp, sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng kinh tế chưa thật sự mạnh mẽ và chắc chắn.

Trước những đòi hỏi và thách thức trong nền kinh tế thị trường hiện nay và những vấn đề còn tồn đọng trong pháp luật về việc làm, một yêu cầu được đặt ra là phải ngày càng hoàn thiện khung pháp lý về việc là, tạo hành lang pháp lý vững chắc nhằm nâng cao tính khả thi của các quy định về việc làm nói riêng và luật lao động nói chung. Kết hợp với những thay đổi về pháp luật là những thay đổi của những phương pháp trên thực tiễn, các chương trình giải quyết việc làm, nâng cao vai trò quản lý và đi đầu của Nhà nước trong các mục tiêu hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở thành

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Lao động.

2. Trường đại học kinh tế Quốc dân, Giáo trình kinh tế phát triển. 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin.

4. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam", Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

5. Nguyễn Hữu Dũng, "Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Lao động và Công đoàn, 2000.

6. TS. Lưu Bình Nhưỡng, "Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội" , tạp chí nghiên cứu lập pháp (01), Hà Nội, 2003.

7. Trần Văn Hằng, "Xuất khẩu lao động, cơ hội và thách thức", tạp chí Lao động và Xã hội", 2003.

8. TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, "Cần rà soát lại để hoàn thiện chế độ lao động nữ". Tạp chí Lao động và Xã hội, 2000.

9. Bộ luật lao động 1994

10. Luật số Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 35/2002/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 02/04/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 74/2006/QH11 ngày 29/11/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XIV của Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002. 12.Luật số 84/2007/QH11 ngày 02/04/2007 sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ

luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006.

13. Nghị định số 195/CP của Chính phủ ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP.

14. Nghị định số 196/CP của Chính Phủ ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về thỏa ước lao động tập thể và nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP.

15. Nghị định số 41/CP của Chính phủ ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP.

16. Nghị định số 81/CP của Chính phủ ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về lao động là người tàn tật và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/4/2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP.

17. Nghị định số 23/CP của Chính phủ ngày 18/4/1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về những quy định riêng đối với lao động nữ và Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh xã hội ngày 13/1/1997 về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 23/CP.

18. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương; Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 05/12/2007 sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP.

19. Nghị định số 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/4/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm.

20. Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động và Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành

21. Nghị định số 133/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ về giải quyết tranh chấp lao động.

22. Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh xã hội ngày 23/10/2007 hướng dẫn về tổ chức hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Nghị đính số 12/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/1/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 176 của BLLĐ về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.

24. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 25. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/8/2007 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

26. Nghị định số 98/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2009 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chưc nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

27. Nghị định số 141/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2005 về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

28. Webside của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

29. Triển khai bảo hiểm thất nghiệp từ 1.1.2009. Báo điện tử Lao Động số 297 Ngày 23/12/2008 Cập nhật: 8:19 AM, 23/12/2008.

Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của pháp luật việc làm ở Việt Nam MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam (Trang 56 - 63)