Đẩy mạnh xuất khẩu lao động:.

Một phần của tài liệu Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam (Trang 56)

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Việt Nam hiện là một trong những nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu lao động với khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ (2006). Tuy nhiên, xuất khẩu lao đông vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm khi mà các hiện tượng xấu trong lĩnh vực này ngày càng trầm trọng, vì vậy, cần phải có những biện pháp quan trọng nhằm đưa xuất khẩu lao động trở thành một biện pháp giải quyết việc làm hữu hiệu và lành mạnh:

Thứ nhất, cần đưa vấn đề này vào trong một tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho mọi người có khả năng lao động. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc dùng ngân sách để yểm trợ các dự án phát triển công nghiệp phải hướng vào điểm mấu chốt đó. Việc hoạch định chính sách theo hướng đó và công bố rộng rãi chính sách này sẽ làm người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, thấy an tâm là mình sẽ không bị bỏ rơi trong quá trình phát triển và như vậy giảm được áp lực khi tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ hai, đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ. Nâng cao trình độ lao động di xuất khẩu để họ có một trình độ học vấn nhất định, để làm tốt công việc của mình và dễ thích nghi với điều kiện văn hoá.

Thứ ba, trong vài năm tới, vấn đề xuất khẩu lao động vấn là một hiện tượng phổ biến, do đó cần tổ chức tốt để hoạt động này có hiệu quả hơn, tránh tình trạng lao động bị bóc lột như trong thời gian qua. Nói cụ thể hơn, cần thu thập, phân tích thông tin liên quan đến thị trường lao động, tổ chức theo dõi, quản lý tại các nước và phổ biến rộng rãi trong nước để người dân có đủ cơ sở chọn lựa có nên tham gia xuất khẩu lao động hay không.

Một phần của tài liệu Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w