Quy định về học nghề, dạy nghề gắn với việc làm:

Một phần của tài liệu Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Học nghề là một chế định được pháp luật về việc làm rất chú trọng, được hình thành và phát triển rất sớm. Giai đoạn từ 1945 đến 1994, Nhà nước đã ban hành các

Thủ tướng Chính phủ số 13/TTg ngày 6/1/1958 về việc bổ túc nghề nghiệp cho công nhân và đạo tạo thợ mới; Thông tư của Bộ lao động số 29/LĐ-TT ngày 20/11/1958 quy định tạm thời về chế độ học nghề; Pháp lệnh về hợp đồng lao động năm 1990 và các văn bản hướng dẫn thi hành; quy định trách nhiệm của tổ chức Công đoàn với vấn đề học nghề của người lao động trong Luật Công đoàn 1990... Trong giai đoạn hiện nay chế định học nghề càng được xác định đầy đủ và hoàn thiện hơn. Vấn đề học nghề được quy định từ Điều 20 đến Điều 25 BLLĐ và ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật dạy nghề năm 2006; Nghị định số 139/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục và luật dạy nghề....

Học nghề bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa học nghề và dạy nghề, tuổi nghề, hợp đồng dạy nghề...Điều 20 BLLĐ quy định:

"1- Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.

2- Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được mở cơ sở dạy nghề.

Chính phủ ban hành quy định về việc mở các cơ sở dạy nghề." Điều 21 BLLĐ quy định:

"1- Cơ sở dạy nghề phải đăng ký, hoạt động theo quy định về dạy nghề, được thu học phí và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

2- Cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số hoặc ở những nơi có nhiều người thiếu việc làm, mất việc làm, các cơ sở dạy nghề truyền thống, kèm cặp tại xưởng, tại nhà được xét giảm, miễn thuế"

Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kĩ thuật sản xuất, dịch vụ, có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của luật việc làm ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w