(f t) [x () ( tw t) ]e dtXjπ f
4.5. Các chuẩn nén Video H26x của ITU
Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU) và tổ chức tiêu chuẩn quốc tế/ Uỷ ban kỹ thuật
điện tử quốc tế (ISO/IEC) là hai tổ chức phát triển các tiêu chuẩn mã hoá Video. Những khuyến nghị của ITU được thiết kế dành cho các ứng dụng truyền thông Video thời gian thực như Video Conferencing hay điện thoại truyền hình
Các chuẩn mã hóa video MPEG của ISO nhằm vào việc lưu trữ và phân phối video cho lĩnh vực giải trí và cố gắng đạt được các yêu cầu của người cung cấp cũng như người tiêu dùng trong ‘nền công nghiệp phương tiện’. Trong khi đó ITU quan tâm nhiều hơn tới công nghiệp viễn thông, và do đó các chuẩn mã hóa video của tổ chức này (H.261, H.263, H.264) hướng tới truyền thông thời gian thực, điểm-điểm và đa điểm.
Chuẩn mã hóa video đầu tiên của ITU-T, H.261, được phát triển trong suốt cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 với sự chú ý vềứng dụng và kênh truyền dẫn
đặc biệt. Ứng dụng là hội nghị truyền hình (truyền thông hai chiều qua một ‘đường nối’ video) và kênh truyền là ISDN.
H.261 đã khá thành công và tiếp tục được sử dụng trong nhiều ứng dụng hội nghị
truyền hình mang tính di sản. Những cải tiến trong hiệu suất xử lý, các công nghệ mã hóa video và sự nổi lên của các modem tương tự và mạng IP như các kênh truyền đã dẫn tới sự phát triển tiếp theo của nó, H.263, vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Bằng việc tạo ra những cải tiến so với H.261, H.263 cung cấp hiệu suất nén tốt hơn nhiều cũng như độ linh động cao hơn. Chuẩn H.263 ban đầu (phiên bản 1) có 4 chế độ
tùy chọn. Các chếđộ này được xem là khá hữu dụng và phiên bản 2 (H.263+) thêm vào 12 chếđộ tùy chọn nữa. Phiên bản gần đây nhất (có thể là phiên bản cuối) (v3) chứa tổng cộng 19 chế độ, mỗi chế độ cung cấp một hiệu suất nén được cải thiện, phục hồi lỗi và/hoặc độ linh động.
Phát triển mới nhất của nhóm chuyên môn ITU-T là chuẩn H.264. H.264 là dự án kết hợp gần đây nhất giữa ITU-T VCEG và ISO/IEC MPEG. Đây là một chuẩn mới sử
dụng một sốđặc tính tốt nhất của H.263 và nhằm cải thiện hiệu suất nén lên khoảng 50%
ở các tốc độ bit thấp. Ngoài ra, H.264, được thông qua như là một phần của chuẩn MPEG-4, thường được gọi là MPEG-4 AVC (Advanced Video Coding) hoặc MPEG-4 part 10. H.264 giảm yêu cầu băng thông trong khi chất lượng ảnh tương đương MPEG-2 và MPEG-4. Công nghệ này giúp cho tăng cường khả năng nén không gian và nén thời gian, cho hình ảnh truyền rất nhanh trên mạng LAN, Internet. Với những ưu việt của mình, H.264 đang được ứng dụng rất rộng rãi.
4.6. Kết luận chương 4
Trong chương này chúng ta sẽ xem xét các chuẩn mã hóa thoại, âm thanh, các chuẩn nén hình ảnh JPEP và video MPEG/H26x. Những chuẩn này đã và đang được ứng dụng phổ
biến cho truyền thông đa phương tiện trên mạng viễn thông, mạng truyền hình và Internet…
144
Hướng dẫn ôn tập chương 4
1. Các chuẩn mã hóa thoại và âm thanh. 2. Các chuẩn nén ảnh JPEG và JPEG2000. 3. Các chuẩn nén video MPEG và H26x.
145
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Stephen J. Solari, Digital Video and Audio Compression, McGraw-Hill, 1997
[2] Steven W. Smith, The Scientist and Engineer’s Guide to Digital Signal Processing, Elsevier Science, 2003.
[3] Wai C. Chu, Speech Coding Algorithms- Foundation and Evolution of Standardized Coders, John Wiley & Sons, 2003.
[4] David Lindbergh, Multimedia Communications: Directions and Innovations,
Academic Press, 2001
[5] R. C. Gonzalez, R. E. Woods , Digital Image Processing, Prentice Hall, 2nd Edition, 2001.
[6] Iain E. G. Richardson, H.264 and MPEG-4 Video Compression: Video Coding for Next-generation Multimedia, John Wiley & Sons Ltd, 2003.
[7] Andrew S. Tanenbaum, “Computer Networks”, Prentice Hall, Inc., 2003.
[8] Đỗ Hoàng Tiến, Vũ Đức Lý, Truyền hình số, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001.
[9] Yiteng, Jacob Benesty, Audio Signal Processing for Next Generation Multimedia Communication Systems, Kluwer Academic Publisher, 2004
[10] J.R. Parker, Algorithms for Image and Video Processing, Wiley,1996
[11] Alan C. Bovic, Handbook of Image and Video Proceesing, Academic Press, 2000 [12] Rafael C. Gonzalez,Richard E. Wood, Steven L.Eddins, Digital Image Processing Using MALAB, Prentice Hall, 2003
[13] Nguyễn Quốc Trung, Xử lý tín hiệu và lọc số, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1998.
[14] Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy, Nhập môn xử lý ảnh số, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1999.