(f t) [x () ( tw t) ]e dtXjπ f
4.1. Các chuẩn mã hóa tín hiệu thoạ
Phần này tập trung chủ yếu vào giới thiệu vắn tắt sự hình thành và phát triển các tiêu chuẩn của mã hoá. Một kỹ thuật được xem như là phổ biến khi và chỉ khi nó là một phần của tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn mã hóa thoại tồn tại bởi vì nó thực sự cần thiết cho việc thông tin liên lạc và cho phép những người quan tâm có thể sử dụng và phát triển sản phẩm và các dịch vụ dựa trên các cùng một tham chiếu.
Một tiêu chuẩn được phát triển bởi một đội ngũ các chuyên gia thông qua một quãng thời gian dài, với việc thử nghiệm rộng rãi và đánh giá lặp đi lăp lại nhiều lần để đảm bảo rằng một tập hợp các yêu cầu được đáp ứng. Chỉ có các tổ chức với nguồn lực lớn mới có thể tổ chức và thực hiện được những công việc khó khăn, phức tạp này. Thời gian cần thiết để hoàn thành một tiêu chuẩn kể từ khi bắt đầu cho đến kết thúc khoảng 4.5 năm.
Điều này không có nghĩa một tiêu chuẩn không có lỗi hoặc không thể cải tiến thêm được nữa. Trên thực tế một tiêu chuẩn mới thường xuất hiện như là sự cải tiến của các chuẩn đã có trước đó và phù hợp với các ứng dụng trong tương lai.
Một số các tổ chức chuẩn hóa liên quan đến mã hóa tín hiệu thoại được giới thiệu sau đây: • Liên minh viễn thông quốc tế (ITU): Phân ban chuẩn hóa viễn thông của ITU
(ITU-T) chịu trách nhiệm xây dựng các chuẩn liên quan đến mã hóa thoại cho các
ứng dụng trong mạng điện thoại bao gồm cả mạng không dây và cốđịnh.
• Hiệp hội công nghiệp viễn thông (TIA): Đảm nhiệm về các tiêu chuẩn mã hóa thoại cho các ứng dụng đặc biệt. TIA là thành phần của Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI). TIA thành công trong việc phát triển các tiêu chuẩn cho điện thoại di động số ở khu vực Bắc Mỹ bao gồm cả hệ thống đa truy nhập phân chia theo thời gian – TDMA và đa truy nhập phân chia theo mã - CDMA.
• Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI): ETSI có các thành viên từ các nước Châu Âu và các công ty và là một tổ chức chính của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông. ETSI được tổ chức theo các ứng dụng và nhóm có ảnh hưởng lớn nhất trong mã hóa thoại là nhóm đặc nhiệm về di động GSM - có một số tiêu chuẩn hữu dụng và được ứng dụng triển khai ở nhiều nơi trên thế giới.
122
• Bộ quốc phòng Hoa Kỳ (DOD): DOD tham gia thiết lập các tiêu chuẩn mã hóa thoại, và được biết đến như là những tiêu chuẩn của Liên hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
được ứng dụng chủ yếu trong quân sự.
• Trung tâm nghiên cứu và phát triển cho hệ thống vô tuyến của Nhật Bản (RCR): Các tiêu chuẩn về di động sốở Nhật Bản được xây dựng bởi RCR.
Bảng 4.1 dưới đây mô tả vắn tắt các chuẩn mã hóa thoại:
Các chuẩn N
ăm Thuật toán Tốc độ Ứng dụng MOS Delay