Một số vấn đề cần lƣ uý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động emarketing

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng E-marketing (Trang 96 - 100)

I. Giải pháp về ứng dựng và triển khai hoạt động e-marketing tại doanh nghiệp 1 Xây dựng và triển khai đồng bộ

2. Một số vấn đề cần lƣ uý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động emarketing

emarketing

2.1. Vấn đề pháp lý

Quảng cáo trực tuyến đã bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Các hình thức quảng cáo trực tuyến chủ yếu vẫn là thông qua đặt banner, logo trên các trang thông tin điện tử có lượng truy cập lớn. Bên cạnh đó, xuất hiện hình thức quảng cáo gửi thư trực tiếp vào email cho các khách hàng, quảng cáo bằng tin nhắn thông qua điện thoại di động. Hoạt động mua bán địa chỉ thư điện tử và số điện thoại di động cho mục đích quảng cáo vẫn chưa được diễn ra dưới sự quản lý của pháp luật. Do không sự chọn lọc đối tượng khách hàng kỹ lượng và việc phát tán thư quảng cáo hàng loạt gây nhiều nhiều phiền toán cho khách hàng. Các tin quảng cáo này thường bị xóa và không gây được ấn tượng với khách hàng. Nhiều người còn sử dụng các phần mềm lọc để lấy địa chỉ email của người dùng các trang tin. Do đó, quảng cáo trực tuyến không đạt được kết quả như mong đợi. Chính vì thế, quảng cáo trực tuyến hiện cần điều chỉnh bởi pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người dùng, nhà cung cấp.

Hiện nay, các quy định liên quan đến loại hình quảng cáo này còn khá sơ lược và chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động quảng cáo trên thực tế. Có thế nói hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.

97

Việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong quảng cáo trực tuyến cũng là một vấn đề cần ưu tiên đối với cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới. Trên thực tế, việc thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp khiến cho nhà cung cấp dịch vụ e ngại khi đưa ra các công nghệ mới cũng như cách tính phí phù hợp, đồng thời khiến cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trực tuyến e ngại đầu tư vào hình thức quảng cáo này. Vấn đề này khi được pháp luật điều chỉnh sẽ giúp các bên tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến tin tưởng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này.

2.2. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

Thông tin cá nhân là bất kỳ thông tin nào để xác định được hay có thể xác định được danh tính của một cá nhân cụ thể. Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, các giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh, khối lượng thông tin trao đổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2007, vấn đề bảo mật, an toàn thông tin cá nhân được đánh giá là cản trở lớn nhất đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

Công nghệ thông tin và truyền thông, kể cả công nghệ di động kết nối với Internet và các hệ thống thông tin khác cho phép con người có thể thu thập, lưu trữ và tiếp cận thông tin từ mọi nơi trên thế giới. Những công nghệ này mang đến nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho các cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước và toàn xã hội, đa dạng hoá phạm vi lựa chọn của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng suất lao động, đổi mới giáo dục, cải tiến sản phẩm, v.v… Những công nghệ hiện đại cho phép con người kết nối, thu thập và sử dụng khối lượng thông tin đồ sộ nhưng chưa hậu thuẫn cho việc xác định danh tính của những người tham gia các hoạt động đó. Hệ quả là khó có biện pháp quản lý dữ liệu cá nhân và người ta ngày càng trở nên quan ngại hơn về những thiệt hại có thể xảy ra do dữ liệu cá nhân của họ bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và thúc đẩy thực thi những cơ chế trao đổi thông tin tin cậy và phù hợp trong các giao dịch trực tuyến cũng như ngoại tuyến là yêu cầu cấp bách nhằm tăng cường niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với thương mại điện tử. Những quy định pháp lý hạn chế hay ràng buộc quá mức cần thiết đối với việc trao đổi thông tin đều có tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế

Để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân đối với quyền riêng tư, cần xây dựng các cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa việc sử dụng thông tin trái phép. Cần quy định trách nhiệm cụ thể đối với việc thu thập, sử dụng, chuyển giao dữ liệu cá nhân, trong đó có tính đến thiệt hại có thể phát sinh từ việc sử dụng thông tin trái phép,

98

đồng thời xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp đối với mức độ thiệt hại có thể xảy ra.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ thống. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với cơ quan quản lý nhà nước là cần phải hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân nói chung và đối với các hoạt động trên môi trường mạng nói riêng. Việc xây dựng luật bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết nhằm bảo vệ công dân khỏi sự tổn hại; tạo môi trường thúc đẩy hợp tác quốc tế và sự tin cậy với các đối tác thương mại. Việc xây dựng các cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân hợp lý để tránh những thiệt hại do thông tin cá nhân bị xâm nhập bất hợp pháp và bị lạm dụng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng về bảo vệ dữ liệu cá nhân phải được chú trọng. Đồng thời, cần tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cần phải xây dựng văn bản pháp quy quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà quản lý thông tin đối với các thông tin cá nhân. Nhà quản lý thông tin cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân mà họ lưu trữ bằng những biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hợp lý nhằm ngăn chặn mọi rủi ro đối với thông tin cá nhân, ví dụ như mất hoặc tiếp cận thông tin trái phép; hoặc phá huỷ, sử dụng, sửa chữa, tiết lộ thông tin trái phép hay các hành vi bất hợp pháp khác. Tuỳ theo mức độ và cấp độ đe doạ thiệt hại, tuỳ theo tính nhạy cảm của thông tin cá nhân và bối cảnh mà thông tin được lưu trữ, nhà quản lý thông tin phải đưa ra những biện pháp bảo vệ phù hợp và thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác này.

2.3. Khai thác thế mạnh cộng đồng

Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các hình thức xã hội ảo, từ bộ lọc xã hội (social filtering), nguồn dữ liệu từ đám đông (crowd sourcing), bộ đánh dấu xã hội (social book marking), đến các blog và tiểu blog (microblogging) như myspace.com, facebook.com, zing.vn, yume.vn, tamtay.vn, cyvee.com. Đây là công cụ mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức marketing trực tuyến (E – marketing). Marketing trên internet không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành hoạt động marketing và trao đổi với khách hàng trên toàn thế giới”.

Các kênh tiếp thị số như Internet, blog, mạng xã hội, qua điện thoại di động có chi phí rẻ hơn cả trăm lần so với quảng cáo truyền thống, có “độ phủ” rất rộng và hiệu quả cao nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng và đầu tư phát triển. Do đó, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của việc khai thác quảng cáo đối

99

với các mạng xã hội nhằm mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiến hành chiến dịch tiếp thị trên diện rộng, tiếp cận và tương tác với hàng triệu người dùng nhờ ứng dụng các loại hình marketing số như email marketing, web marketing, blog marketing, SMS marketing, mobile marketing, SEO marketing, social net-working marketing, banner marketing, articles online marketing.v.v

2.4. Nâng cao nhận thức xã hội

Thực trạng là có một số doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng mở các kênh tiếp thị số, chủ yếu là qua website của doanh nghiệp nhưng hình thức, nội dung thể hiện còn hạn chế, chưa hấp dẫn và chưa tạo ra được nét độc đáo riêng, hiệu quả tiếp thị còn thấp. Một số doanh nghiệp xây dựng website theo phong trào, chưa chú ý đầu tư chiều sâu. Do đó, các website này có hình ảnh đơn giản, nội dung nghèo nàn, ít được cập nhật và không gây được ấn tượng đối với khách hàng.

Chi phí cho các quảng cáo đặt trên trang thông tin điện tử với lượng truy cập lớn là rất nhiều.Để các quảng cáo này gây được chú ý với khách hàng thì các nhà thiết kế quảng cáo phải chú ý đến các yếu tố sau:

- Tiêu đề của quảng cáo: Tiêu đề của quảng cáo cần hấp dẫn. Ngôn từ trong tiêu đề quảng cáo cần cô đọng và súc tích vì đây là yêu tố quyết định hơn 70% sự thành công của quảng cáo. Hãy chi tiết hoá, đừng đưa ra những thông tin chung chung

- Nội dung của quảng cáo cần quan tâm đến các lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phầm và dịch vụ chứ không phải là những đặc tính của sản phẩm.Cần nhấn mạnh sự chú ý của người tiêu dùng vào bảo hành. Bảo hành sẽ góp phần tăng doanh thu bán hàng.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được rõ các lợi ích từ việc quảng cáo tới các cộng đồng mạng nên vẫn chưa đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính cho hoạt động quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được hết các lợi ích từ các hội chợ trực tuyến, sàn giao dịch trong việc quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng.

Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến về phương thức marketing trực tuyến, các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là cần thiết. Ứng dụng marketing trực tuyến vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, tìm kiếm đối tác kinh doanh thuận tiện, không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian

2.5. Phát triển đồng bộ các thành tố thương mại điện tử

Theo khảo sát của Bộ Công Thương năm 2009, các trở ngại mà doanh nghiệp gặp trong ứng dụng thương mại điện tử bao gồm: môi trường xã hội và tập quán kinh

100

doanh; nhận thức của người dân về thương mại điện tử thấp; anh ninh mạng chưa đảm bảo; hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển, môi trường thanh toán điện tử chưa hoàn thiện; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu. Dù đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện tình hình, tuy nhiên các trở ngại này vẫn chưa được giải quyết triệt để và đang cản trở quá trình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cản trở sự phát triển của thương mại điện tử. Các kiến nghị từ phía doanh nghiệp nhằm nhận được sự hỗ trợ của nhà nước loại trừ các khó khăn, trở ngại trong ứng dụng thương mại điện tử bao gồm: tuyên truyền, phổ biến về TMĐT; đào tạo nguồn nhân lực TMĐT; hoàn thiện chính sách, pháp luật; cải thiện vấn đề an toàn, an ninh mạng; phát triển giái pháp thanh toán trực tuyến; hỗ trợ hệ thống vận chuyển và giao nhận. Như vậy, việc các vấn đề này được giải quyết sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó sẽ thúc đẩy các hoạt động ứng dụng môi trường Internet, bao gồm quảng cáo trực tuyến.

Ngoài ra, một thành tố khác trong thương mại điện tử cần được phát triển là chuẩn ứng dụng trong thương mại điện tử. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, đầu tư phát triển công nghệ và các tiêu chuẩn chung sử dụng chung trong thương mại điện tử, đặc biệt là chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI và ebXLM), sẽ tạo thuận lợi hóa cho các hoạt động thương mại. Hiện nay, các bộ, ngành đã tích cực triển khai xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn công nghệ phục vụ việc ứng dụng thương mại điện tử cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức về công nghệ trong thương mại điện tử của doanh nghiệp chưa cao, mới chỉ có một số doanh nghiệp lớn tiếp cận và triển khai các ứng dụng này vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng E-marketing (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)