Mobile marketing (m-marketing)

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng E-marketing (Trang 25 - 27)

Hiện nay chưa có một định nghĩa hay một cái hiểu khái quát nhất về mobile marketing. Tuy nhiên có thể hiểu nôm na mobile marketing là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing.

Mobile marketing là loại hình được các nhà tiếp thị lựa chọn do nó đã thể hiện được một số ưu thế khác biệt mà các loại hình khác không có.

26

Thứ nhất, mobile marketing là một công cụ truyền thông có thể đo lường hiệu quả chính xác hơn các loại hình truyền thông truyền thống. Theo ước tính của các công ty trong ngành, có khoảng trên 75% khách hàng nhận thông điệp quảng cáo nhờ được thông tin quảng cáo trên mobile.

Thứ hai, mobile marketing có khả năng tương tác, đối thoại hai chiều với người tiêu dùng với tốc độ nhanh, chính xác. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể gửi phản hồi cho nhà tiếp thị ngay khi nhận được thông điệp tiếp thị.

Thứ ba, công cụ này có thể tích hợp với các công cụ truyền thông khác như: truyền hình, báo, đài phát thanh, tờ rơi, áp-phích … Chẳng hạn như, khi xem chương trình “Bước nhảy hoàn vũ” có phần hướng dẫn người xem gửi tin nhắn bình chọn cho cặp đôi bạn yêu thích nhất.

Các ứng dụng có thể đưa vào hoạt động mobile marketing ngày càng phát triển, và điều này đôi khi mang đến cho bạn một số rắc rối bởi vì bạn biết ứng dụng nào là tốt nhất cho chương trình marketing của bạn. Sau đây xin giới thiệu một số ứng dụng cơ bản mà bạn có thể sử dụng trong hoạt động tiếp thị của mình.

SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Công ty bạn có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật … những nội dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương trình marketing.

PSMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động.

MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại có thể khá bất ngờ.

WAP: Hiểu một cách đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động. Tương

27

hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.

Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như số thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.

Theo số liệu thống kê năm 2008, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng di động với tốc độ gia tăng số lượng thuê bao nhanh chóng. Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam tăng 200%. Với tốc độ như vậy, Việt Nam hứa hẹn sẽ là một thì trường tiềm năng đối với loại hình mobile marketing.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng E-marketing (Trang 25 - 27)