Văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng E-marketing (Trang 46 - 50)

I. Phân tích cơ sở pháp lý

2. Văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo

Hiện nay văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo là Pháp lệnh Quảng cáo 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001. Pháp lệnh này được ban hành nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Pháp lệnh quảng cáo đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản định hướng cho ngành quảng cáo.

Báo điện tử và mạng thông tin máy tính được xem là một trong những phương tiện quảng cáo và được Pháp lệnh Quảng cáo điều chỉnh. Tuy nhiên các quy định liên quan đến loại hình quảng cáo này còn khá sơ lược và chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động quảng cáo trên thực tế.

Hộp: Một số quy định liên quan đến e-marketing trong Pháp lệnh Quảng cáo Điều 10.Quảng cáo trên báo chí

Báo điện tử được quy định tương tự báo giấy.

Báo giấy được quảng cáo không quá 10% diện tích, trừ báo chuyên quảng cáo; mỗi

47

ngày hoặc 5 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; các đợt quảng cáo cách nhau ít nhất 5 ngày đối với báo hàng ngày hoặc ít nhất 4 số liên tục đối với báo

phát hành theo định kỳ; không quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ trên trang một, bìa một.

Điều 11. Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính

Việc quảng cáo trên mạng thông tin máy tính phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối và việc cung cấp các loại hình dịch vụ quảng cáo trên mạng thông tin máy tính; thực hiện

các quy định về kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm bảo đảm bí mật nhà nước.

Việc quảng cáo trên mạng thông tin máy tính… phải có giấy phép thực hiện quảng cáo do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về Văn hoá - Thông tin cấp.

Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính.

Một số văn bản quan trọng khác quy định về lĩnh vực quảng cáo là Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/ 3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo và Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP. Trong các văn bản này, quảng cáo trên mạng cũng được điều chỉnh, tuy nhiên các quy định còn chứa đựng nhiều bất cập và chưa thực sự tạo điều kiện cho sự phát triển của loại hình quảng cáo này. Chẳng hạn, quy trình và thủ tục quảng cáo trên mạng máy tính được quy định quá phức tạp và không khả thi. Trong Nghị định 24 quy định phải gửi sản phẩm quảng cáo đến Bộ Văn hóa Thông tin trước khi thực hiện quảng cáo ít nhất 10 ngày làm việc. Hoặc Thông tư 43 cũng quy định, sản phẩm quảng cáo thực hiện trên mạng thông tin máy tính không phân biệt pháp nhân Việt Nam hay nước ngoài đều phải gửi trực tiếp hay qua đường bưu chính đến cục văn hóa thông tin cơ sở trước khi thực hiện quảng cáo. Đồng thời trong hồ sơ thực hiện quảng cáo phải bao gồm cả đĩa mềm, CD hoặc các sản phẩm chứa các sản phẩm quảng cáo. Những quy định này không có tính khả thi vì nội dung quảng cáo trên mạng thông tin máy tính chuyển tải liên tục, thay đổi thường xuyên với số lượng rất lớn. Việc quản lý bằng cấp phép theo quy trình nói trên rất khó thực hiện, gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý lẫn các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên mạng.

Hộp: Điều kiện thủ tục, thẩm quyền cấp phép đối với quảng cáo trên mạng thông tin máy tính theo Thông tƣ số 43/2003/TT-BVHTT

48 2. Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính: 2. Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính:

a) Sản phẩm quảng cáo thực hiện trên mạng thông tin máy tính (bao gồm cả mạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo và trang tin điện tử Website) không phân biệt chủ mạng là pháp nhân Việt Nam hay pháp nhân nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Cục Văn hoá -Thông tin cơ sở trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP;

b) Trường hợp Cục Văn hoá -Thông tin cơ sở có yêu cầu sửa đổi sản phẩm quảng cáo trước khi đưa lên mạng thông tin máy tính thì người thực hiện quảng cáo có trách nhiệm sửa đổi theo yêu cầu của Cục Văn hoá- Thông tin cơ sở.

Trường hợp người thực hiện quảng cáo không nhất trí với yêu cầu sửa đổi sản phẩm quảng cáo thì Cục Văn hoá -Thông tin cơ sở có quyền không cho phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính. Trong trường hợp đó người thực hiện quảng cáo có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;

c) Hồ sơ đăng ký thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính bao gồm:

- Đăng ký thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, số lượng sản phẩm quảng cáo, thời gian thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính (phụ lục 1). - Bản sao có giá trị pháp lý giấy phép cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy tính (ICP) hoặc giấy phép lập trang tin điện tử (Website).

- Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo (đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng thông tin máy tính).

- Đĩa hoặc sản phẩm có chứa các sản phẩm quảng cáo (hai bản).

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, hoạt động quảng cáo đã có những bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, có sự mở rộng về hình thức, quy mô và công nghệ, việc đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng cáo cũng ngày càng tăng… Tuy nhiên, như phân tích ở trên, đến nay, các văn bản liên quan hoạt động quảng cáo có nhiều nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế và cần phải điều chỉnh. Hơn nữa chúng ta cần có luật quảng cáo để chi phối toàn ngành, và luật quảng cáo liên quan luật báo chí, luật xuất bản, thương mại, doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, công ước quốc tế, cam kết khác của nhà nước. Đáp ứng nhu cầu này, hiện nay Dự thảo Luật Quảng cáo đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến và sớm trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới. Dự thảo Luật Quảng cáo được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa kế thừa các quy định của Pháp lệnh Quảng cáo, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, thống nhất với cam kết của Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo.

49

So với Pháp lệnh Quảng cáo, Điều 22 Dự thảo Luật Quảng cáo đã đưa ra một số quy định mới đối với quảng cáo trên báo điện tử như: Tất cả các quảng cáo sẽ không được đăng trên trang chủ (trang nhất); Quảng cáo không được vượt quá 10% diện tích, trừ chuyên trang quảng cáo; Diện tích quảng cáo chỉ được đặt ở bên trái hoặc bên phải khuôn hình của báo, không được vượt quá 10% khuôn hình các chuyên trang của báo. Nếu cơ quan báo chí có nhu cầu quảng cáo vượt quá 10% diện tích phải xin phép ra chuyên trang quảng cáo.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng quy định này không phù hợp bởi dung lượng trên báo điện tử không cố định nên việc quy định 10% sẽ khó xác định, hơn nữa mỗi báo điện tử lại có một giao diện khác nhau. Ngoài ra, đối với các cơ quan này quảng cáo là nguồn thu chủ yếu cho nên giới truyền thông cho rằng nên mở rộng quyền chủ động cho các cơ quan báo chí lựa chọn số lượng diện tích quảng cáo.

Các doanh nghiệp cho rằng quy định này không những gây khó khăn cho các trang web nói riêng mà còn làm cho chính các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm chịu thiệt thòi vì chính họ cũng bị ảnh hưởng khi hạn chế quảng cáo.

Dự thảo 4 Luật Quảng cáo Điều 22. Quảng cáo trên báo điện tử

1. Không quảng cáo trên trang chủ (trang nhất).

2. Quảng cáo không vượt quá 10% diện tích, trừ chuyên trang chuyên quảng cáo.

3. Diện tích sản phẩm quảng cáo chỉ được đặt ở bên trái hoặc bên phải khuôn hình của báo, không vượt quá 10% khuôn hình các chuyên trang của báo.

4. Cơ quan báo chí có nhu cầu quảng cáo quá 10% diện tích phải xin phép ra chuyên trang chuyên quảng cáo.

5. Người đứng đầu các cơ quan báo điện tử chịu trách nhiệm về hoạt động quảng cáo trên báo của mình.

Điều 25. Quảng cáo trên trang tin điện tử Internet.

1. Diện tích quảng cáo không được vượt quá 10% diện tích trang của trang

tin điện tử.

2. Diện tích thể hiện sản phẩm quảng cáo chỉ được thể hiện ở phía bên phải hoặc bên trái của trang tin điện tử, không được vượt quá 10% diện tích khuôn hình.

50

3. Người đứng đầu trang tin điện tử Internet phải chịu trách nhiệm về hoạt

động quảng cáo trên trang tin của mình.

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng E-marketing (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)