thực tiễn tố tụng hình sự.
Thủ tục rút gọn là một tiến bộ trong pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định cụ thể tại chương XXXIV cho thấy: quy định còn chung chung, chưa đầy đủ, rõ ràng; thời hạn giải quyết vụ án hình sự theo TTRG thì rút lại quá ngắn; thủ tục giản lược không đáng kể, không có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Nghiên cứu thực tiễn thì cho thấy, thủ tục này được áp dụng rất ít, lượng án xét xử theo TTRG hàng năm trong cả nước không đạt đến 1%, tuy lượng án hàng năm vẫn có chiều hướng tăng (năm 2006 thụ lý 62.166 vụ, năm 2007 thụ lý 64.381 vụ, năm 2008 thụ lý 63.004 vụ, năm 2009 thụ lý 66.919) nhưng tỷ lệ giải quyết án theo TTRG lại có chiều hướng giảm dần. Việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng TTRG trong thực tiễn là một yêu cầu cấp thiết, trong đó các giải pháp về sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện TTRG trong tố tụng hình sự, tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng, ban hành quy chế đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa các bộ phận trong từng cơ quan …là những giải pháp cơ bản cần được thực hiện ngay trong thời gian tới.
2.3.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn. tục rút gọn.
Một là, mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Theo Điều 318 và khoản 5 Điều 324 BLTTHS thì TTRG chỉ áp dụng đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm. Việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo TTRG được tiến hành theo thủ tục chung. Tác giả luận văn đồng tình với quan điểm cho rằng: nên quy định áp dụng TTRG trong việc xét xử phúc thẩm đối với các vụ án trước đó đã xét xử sơ thẩm theo TTRG, tuy nhiên cần xác định hợp lý các điều kiện cần có của các vụ án có thể áp dụng thủ tục này và chỉ áp dụng khi có đủ những điều kiện đó, hạn chế áp dụng đối với những vụ án phức tạp, không còn đủ điều kiện áp dụng TTRG [9;10;11;27].
Như đã phân tích ở mục 1.3.1.1, việc BLTTHS năm 2003 quy định không áp dụng TTRG trong xét xử phúc thẩm là bó hẹp phạm vi áp dụng của thủ tục này. Áp dụng TTRG trong xét xử phúc thẩm đối với những vụ án trước đó đã áp dụng TTRG để giải quyết là cần thiết. Bởi lẽ, vụ án đã áp dụng TTRG để giải quyết có tính chất đơn giản, rõ ràng cho phép việc xét xử phúc thẩm được nhanh chóng mà không cần phải mất nhiều thời gian xem xét, vì trong giai đoạn sơ thẩm nếu vụ án có những tình tiết làm cho vụ án trở nên phức tạp thì các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã không áp dụng thủ tục này để giải quyết vụ án nữa. Hơn nữa, nếu ở cấp sơ thẩm có sai lầm thì việc làm rõ để sửa chữa những sai lầm đó cũng không mất nhiều thời gian do những điều kiện áp dụng TTRG cho phép nhanh chóng xác định các tình tiết thực tế của nó. Mặt khác, nếu có sự vi phạm nghiêm trọng quy định của BLTTHS, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo thủ tục thông thường [9].
Tuy nhiên nếu áp dụng TTRG trong việc xét xử phúc thẩm thì cũng cần phải xác định những điều kiện cần thiết để áp dụng thủ tục này vì: sau khi xét xử sơ thẩm do có kháng cáo, kháng nghị mà tính chất của vụ án có thể trở nên phức tạp hơn, ví dụ như: trường hợp VKS kháng nghị do việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ, hoặc do kết luận của bản án quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, hoặc do có vi phạm nghiêm trong việc áp dụng BLHS thể hiện sự bất đồng quan điểm giữa VKS với Toà án trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ và giải quyết vụ án về nội dung thực chất của vụ án; trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị do “ thành phần Hội đồng xét xử
không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng” cũng làm cho việc xét xử phúc thẩm trở nên phức tạp vì việc đánh giá hoạt động xét xử của toà án cấp dưới có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không để huỷ án là việc cần tiến hành một cách thận trọng theo thủ tục chung; trường hợp kháng cáo mà đơn kháng cáo của người kháng cáo cũng dựa vào những căn cứ như Viện kiểm sát đã kháng nghị để thể hiện sự không đồng ý với phán quyết của toà thì cũng phải xét xử vụ án theo thủ tục chung; trường hợp bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị theo nhiều nội dung và hướng khác nhau thì cũng làm cho việc xét xử phúc thẩm phức tạp vì có nhiều quan điểm trái chiều nhau về cách giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm; trường hợp Viện kiểm sát, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự bổ sung chứng cứ mới tại phiên toà mà việc bổ sung chứng cứ mới này làm cho vụ án trở nên phức tạp thì cũng không áp dụng thủ tục phúc thẩm rút gọn để giải quyết. Hơn nữa, nếu tiến hành áp dụng TTRG đối với tất cả các vụ án trước đó đã áp dụng TTRG ở cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn đến tình trạng có nhiều trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sẽ phải huỷ bản án, quyết định sơ thẩm đề điều tra hoặc xét xử lại theo thủ tục chung do tính chất phức tạp của vụ án, kéo dài và làm phức tạp thêm trình tự tố tụng [11].
Từ những phân tích trên, cần sửa đổi, bổ sung Điều 318, Điều 324 BLTTHS năm 2003 theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục này, quy định rõ về thủ tục xét xử phúc thẩm rút gọn với các nội dung: điều kiện áp dụng; thẩm quyền quyết định áp dụng; thời hạn phiên toà phúc thẩm; thủ tục phiên toà phúc thẩm như sau:
Điều 318. Phạm vi áp dụng TTRG
Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật không trái với những quy định của chương này.
Điều 324. Xét xử
...
5. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, theo đề nghị của Thẩm phán được phân công xét xử phúc thẩm Chánh án ra quyết định xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn nếu vụ án có đầy đủ những điều kiện sau:
- Vụ án trước đó đã được xét xử theo thủ tục rút gọn; - Bị cáo đã nhận tội tại phiên toà hình sự sơ thẩm;
- Chỉ có kháng cáo của bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo, kháng cáo của người bị hại theo hướng giảm nhẹ mức hình phạt cho bị cáo;
- Viện kiểm sát không kháng nghị, những người tham gia tố tụng khác không kháng cáo;
- Thẩm phán được phân công xét xử phúc thẩm qua việc nghiên cứu hồ sơ hoàn toàn nhất trí là bản án sơ thẩm đúng hoặc có thể giảm nhẹ mức hình phạt trong khung hình phạt mà toà án đã tuyên;
- Bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn.
6. Quyết định xét xử theo thủ tục phúc thẩm rút gọn phải được gửi cho Viện kiểm sát, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo trong thời hạn 24h kể từ khi ra quyết định.
7. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn, toà án phải mở phiên toà phúc thẩm để xét xử vụ án.
8. Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán và một Thư ký tiến hành, có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
9. Phiên toà phúc thẩm rút gọn được tiến hành công khai, không cần sự có mặt của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, giản lược một số thủ tục tố tụng không cần thiết như: tóm tắt nội dung, quyết định của bản án sơ thẩm, thẩm vấn,…
Hai là, mở rộng đối tượng áp dụng thủ tục rút gọn
Điều 319 BLTTHS quy định TTRG chỉ được áp đối với những vụ án có đủ các điều kiện: người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.
Các điều kiện trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật trước đây, về cơ bản là hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện hơn.
Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 319 BLTTHS sử dụng thuật ngữ “ người thực hiện hành vi phạm tội”, “người phạm tội” là không phù hợp với nguyên tắc “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” quy định tại Điều 10 BLTTHS. Hai thuật ngữ này nên được sửa bằng thuật ngữ “bị can” cho đúng với tư cách tố tụng của họ [12]. Tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì tại thời điểm VKS xem xét để áp dụng TTRG thì người mà VKS áp dụng TTRG đối với họ chưa phải là người có tội, sử dụng thuật ngữ “bị can” vừa chính xác, vừa đúng với tư cách tố tụng của họ, đồng thời đảm bảo nguyên tắc tố tụng, tránh những định kiến của cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can có thể dẫn đến những sai lầm trong việc xác định sự thật vụ án, đảm bảo quyền công dân…
Việc sử dụng thuật ngữ “căn cước, lai lịch” tại khoản 4 Điều 319 BLTTHS cũng chưa hoàn toàn chính xác. Theo Từ điển Hán Việt “ căn cước” là “đặc điểm của mỗi người về họ, tên, ngày và nơi sinh, quê quán, cha mẹ, nhận dạng”, “ lai lịch” là “nguyên do và quá trình phát triển”[9]. Thuật ngữ “căn cước, lai lịch” hiện nay hầu như không còn được sử dụng, thay vào đó người ta dùng thuật ngữ “lý lịch”. Theo từ điển Hán Việt “ Lý lịch là bản ghi lai lịch và công việc đã làm của một ngươi từ khi mới lớn lên” [9]. Một trong những đòi hỏi của kỹ thuật lập pháp là ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng, dễ hiểu nên việc sử dụng thuật ngôn ngữ “ căn cước, lai lịch” không còn phù hợp. Yếu tố mà nhà làm luật muốn làm rõ ở đây là các đặc điểm nhân thân của bị can, thuật ngữ “lý lịch” là đủ để cơ quan tố tụng hiểu các yếu tố phải đảm bảo rõ ràng khi xem xét áp dụng TTRG để giải quyết vụ án.
Thứ hai, cần bổ sung thêm một số điều kiện để có thể mở rộng hơn nữa các trường hợp áp dụng TTRG.
Về điều kiện “người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang”. Như đã phân tích ở phần 1.3.1.3, việc quy định điều kiện người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang là bó hẹp so với thực tiễn. Bởi thực tiễn cho thấy điều kiện nêu trên không phải là một tiêu chí quyết định cơ sở của việc áp dụng TTRG, điều kiện này còn là rào cản rất lớn làm hạn chế việc áp dụng TTRG. Vì người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang chỉ là một yếu tố chứng minh hành vi phạm tội của người đó là rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay càng ngày
càng ít hành vi bị bắt quả tang, nếu có thì chủ yếu là hành vi trộm cắp tài sản. Do đó, theo chúng tôi để TTRG phát huy trong thực tiễn cần sửa đổi điều kiện này theo hướng mở rộng cả ra các trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội tự thú, đầu thú. Vấn đề cơ bản ở đây là trong các trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú khai nhận hành vi của mình phù hợp với những chứng cứ và tài liệu khác, từ đó có đầy đủ cơ sở để xác định sự kiện phạm tội, có nghĩa là sự kiện phạm tội được thể hiện đầy đủ và rõ ràng. Đây chính là điều kiện cơ bản để áp dụng thủ tục điều tra, truy tố, xét xử một cách nhanh chóng.
Về điều kiện “ tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng”. BLHS năm 2009 có 149/267 điều luật có quy định về tội phạm ít nghiêm trọng (chiếm khoang 55%). Tuy nhiên không phải tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng TTRG vì còn phụ thuộc vào các điều kiện khác, đặc biệt là điều kiện “ sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng”. Thực tế có nhiều vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng nhưng lại phức tạp trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ như các tội gây rối trật tự công cộng, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp…Do vậy, số lượng án ít nghiêm trọng được áp dụng TTRG để giải quyết là rất hạn chế. Trong khi đó tội phạm nghiêm trọng chiếm khoảng ¼ các điều luật trong BLHS năm 2009 và có rất nhiều tội danh có thể áp dụng được TTRG.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có nhiều vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng nhưng tính chất vụ án lại rất đơn giản, rõ ràng, đối tượng phạm tội khai báo thành khẩn có thể sớm kết thúc việc giải quyết vụ án nhưng không thể áp dụng TTRG vì pháp luật tố tụng hiện hành không cho phép.
Mặt khác, hiện nay Tòa án nhân dân cấp huyện đã được tăng thẩm quyền, theo đó các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện phải thụ lý giải quyết các tội phạm đến 15 năm tù (chiếm khoảng 80% tội phạm trong BLHS) trong đó số lượng lớn là các vụ án nghiêm trọng và ít nghiêm trọng. Do đó, nếu không tăng cường áp dụng TTRG để giải quyết các vụ án nghiêm trọng, ít nghiêm trọng khi đủ điều kiện sẽ không thúc đẩy nhanh được quá trình phát hiện và xử lý tội phạm ở cấp huyện.
Về vấn đề này, nhiều nhà khoa học pháp lý cũng đã có những nghiên cứu và kiến nghị mở rộng đối tượng áp dụng đến các tội phạm nghiêm trọng [5;10;25] Những người làm công tác thực tiễn (ĐTV, KSV, Thẩm phán) cũng có kiến nghị mở
rộng điều kiện áp dụng TTRG tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thủ tục này trên thực tế.
Bốn điều kiện nêu trên về cơ bản là hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu pháp luật hiện nay thì cần bổ sung thêm điều kiện “ bị can đồng ý (hoặc không phản đối) việc áp dụng TTRG”. Khi đưa ra quan điểm này, những nhà nghiên cứu cho rằng: TTRG với việc rút ngắn thời gian và giản lược một số thủ tục tố tụng nên phần nào ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo, đặc biệt là quyền bào chữa và sẽ là không công bằng nếu một người thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, tính chất đơn giản, rõ ràng lại bị xử lý theo một thủ tục ít nhiều mang tính hạn chế hơn so với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, phức tạp [5]. Mặt