Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tâm lý ngại việc, sợ oan sai của một bộ phận Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Vì thời gian giải quyết được rút ngắn, thủ tục tố tụng lại không giản lược được bao nhiêu so với thủ tục thông thường, mặt khác, trong tình hình hiện nay, hàng tháng mỗi ĐTV, KSV, Thẩm phán có trách nhiệm phải thụ lý và giải quyết một số lượng lớn các vụ án hình sự, đặc biệt là ở các thành phố lớn và những địa bàn trọng điểm. Nên các cơ quan tiến hành tố tụng không muốn áp dụng thủ tục này để giải quyết vì áp lực về thời gian rất lớn, nhất là đối với Điều tra viên.

Thủ tục tố tụng giản lược không đáng kể, theo quy định của chương XXXIV thì TTRG được thực hiện chỉ rút ngắn về thời gian tạm giữ, tạm giam, thời hạn điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử; giản lược một số thủ tục về hình thức tố tụng: quyết định đề nghị truy tố thay bản kết luận điều tra, quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng. Còn lại, khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo TTRG ngoài việc áp dụng các quy định của chương XXXIV, đồng thời phải tuân thủ các quy định khác của BLTTHS. Như vậy, toàn bộ các trình tự thủ tục tố tụng vẫn phải thực hiện như vụ án thông thường. Việc rút ngắn thời gian điều tra, truy tố, xét xử nhưng không giản lược nhiều về các trình tự tố tụng sẽ gây khó khăn trong quá trình xây dựng hồ sơ vụ án. Ví dụ như các thủ tục khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra, hay thời gian lấy trích lục tiền án, tiền sự của bị can, thời gian và trình tự của việc định giá tài sản không có sự rút ngắn. Điều này gây ra tâm lý ngại làm án rút gọn ở những người tiến hành tố tụng.

Mặt khác, kể từ khi có nghị quyết số 388/2003/NQ – UBTVQH về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, gắn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng đối với các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của mình, do vậy chẳng ai muốn tự gây áp lực cho mình, sau đó lại phải

giải quyết hậu quả không mong muốn xẩy ra mặc dù biết rằng giải quyết trong thời gian ngắn như vậy có thể sẽ có nhiều sai sót hơn so với thủ tục thông thường. Mọi khâu điều tra, truy tố đến khi mở phiên toà theo TTRG chỉ trong vòng một tháng trong khi thực tế nhiều vụ giải quyết cả năm vẫn có khả năng oan, sai. Vì vậy, khi mà luật không hề bắt buộc phải áp dụng TTRG thì cứ áp dụng thủ tục bình thường cho chắc ăn [52]

Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức chưa đúng về mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn giải quyết án hình sự nên chưa thực sự quan tâm đến việc áp dụng TTRG dẫn đến tình trạng số vụ án được áp dụng theo thủ tục này để giải quyết còn hạn chế. Có ý kiến cho rằng, không bị áp lực về lượng án thì không việc gì phải áp dụng TTRG một cách gấp gáp như vậy. Họ cho rằng, “nếu thời gian ngắn như vậy thì dễ dẫn đến sai sót và nếu không may lại làm oan người vô tội thì trách nhiệm rất lớn. Do đó, cứ theo thủ tục bình thường để điều tra, truy tố, xét xử cho cẩn thận vẫn tốt hơn [25].

Những hạn chế về đội ngũ cán bộ tư pháp và điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, vai trò và trách nhiệm cá nhân của đội ngũ tư pháp trước pháp luật càng được đề cao. Vì vậy, có thể nói, ngoài phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm thì chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp phụ thuộc trước hết vào trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của các chủ thể điều tra, truy tố và xét xử án hình sự. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ ĐTV, KSV, Thẩm phán ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được hiệu quả công việc trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.

Nghiên cứu về thực trạng cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay cho thấy:

Về đội ngũ Điều tra viên: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ ĐTV các cấp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở cấp huyện.

Đội ngũ Kiểm sát viên: tình trạng thiếu Kiểm sát viên vẫn còn tồn tại, bên cạnh đó công tác cán bộ đối với việc bổ sung, điều động cán bộ, Kiểm sát viên đối với

những đơn vị còn thiếu biên chế, thiếu Kiểm sát viên còn chưa kịp thời; cán bộ của một số Viện kiểm sát cấp huyện còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ nhưng Viện kiểm sát cấp trên chưa chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn; “ công tác đào tạo chủ yếu là đào tạo phổ cập trình độ nghiệp vụ, chính trị, chưa quan tâm đúng mức việc đào tạo kỹ năng, chuyên sâu để xây dựng những Kiểm sát viên giỏi” [42].

Đội ngũ Thẩm phán ngành Toà án vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc. Năng lực và kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán còn chưa đồng đều. Thẩm phán có trình độ trên đại học hoặc có trình độ cử nhân luật chính quy tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng…Mặc dù đội ngũ Thẩm phán về cơ bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Thẩm phán, nhưng phần đông đều trưởng thành tự hoạt động thực tiễn và được đào tạo theo phương thức “tại chức” vừa học, vừa làm nên có những hạn chế nhất định về kiến thức pháp luật mới… Hiện nay vẫn còn tồn tại hơn 200 Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện chưa có bằng đại học luật, thuộc diện được nợ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định [30]. Theo Chánh án TANDTC Trương Hoà Bình trong buổi trả lời chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 23/3/2008 thì ngành Toà án hiện nay còn thiếu khoảng 600 Thẩm phán so với biên chế đã được duyệt. Nếu tính định mức xét xử 5 vụ/1tháng/1 Thẩm phán thì đến năm 2010 ngành Toà án thiếu khoảng 5000 người trong đó có 2300 Thẩm phán [26]

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là nhà tạm giam, tạm giữ của CQĐT, trụ sở làm việc của CQĐT, VKS, Toà án ở một số địa phương còn chưa đảm bảo được điều kiện làm việc tối thiểu, thậm chí còn phải đi thuê, phương tiện, thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại thì thiếu thậm chí không có. Thực trạng này được phản ánh rõ tại Nghị quyết 08 – NQ/TW: Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp nhất là ở cấp huyện nhiều nơi còn chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu vừa lạc hậu…đến nay vẫn còn nhiều đơn vị chưa được xây dựng trụ sở, nơi làm việc…làm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc, phương tiện làm việc còn chậm được cải tiến đổi mới” [2]. Cho đến hết năm 2008, thực trạng này vẫn còn tồn tại, theo báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2008 cho thấy: “ Một số Viện kiểm sát cấp huyện thực hiện tăng thẩm quyền theo quy định của

BLTTHS vẫn còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ, như: có nơi chưa có trụ sở, thiếu phương tiện làm việc” [42].

Thiếu quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra , truy tố, xét xử đối với những vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Để việc giải quyết một số loại án hình sự theo TTRG được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo chất lượng và thời hạn luật định đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một quy chế riêng thống nhất về vấn đề này. Do đó, phần nào hạn chế hiệu quả việc áp dụng TTRG trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45 - 48)