Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 76 - 80)

- Vay thương mại các dự án khác Cấp bổ sung từ ngân sách Nhà nước

2.3.1.2. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư của TCT phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay là một bất lợi lớn, hạn chế khả năng cạnh tranh của TCT. Vì vậy, TCT cần tích chủ động hơn nữa để huy động vốn đầu tư thông qua các hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhằm tạo vốn tái sản xuất. Có như vậy những khó khăn về vốn đầu tư mới có thể được giải quyết.

2.3.2. Cơ cấu đầu tư

2.3.2.1. Giải pháp đầu tư phát triển đội bay và mạng đường bay

 Đầu tư phát triển đội bay

Đối với các ngành cung cấp dịch vụ vận tải nói chung và VNA nói riêng, các phương tiện chuyên chở đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới sự phát triển của ngành. Vì thế việc tăng cường năng lực vận chuyển là điều hết sức cần thiết. Đội bay của VNA xếp vị trí trung bình trong khu vực, nhỏ về qui mô và ít về chủng loại, đồng thời tỷ lệ máy bay thuê để khai thác còn ở mức cao. Giai đoạn gần đây, TCT đã chú trọng đến tăng năng lực vân chuyển bằng những dự án mua các loại máy bay hiện đại như A321, B767, B777. Tuy nhiên những vấn đề về vốn là trở ngại lớn nhất đối với TCT khi thực hiện mục tiêu đề ra. Do vậy để đầu tư phát triển đội bay trước hết phải giải quyết sự thiếu hụt vốn

đầu tư đang tồn tại. Muốn đầu tư phát triển đội bay một cách hiệu quả, TCT cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường, đánh giá nhu cầu vận tải theo một số tiêu chí như: nhu cầu về lượng vận chuyển các năm, thời kỳ; nhu cầu về sự thoả mãn của khách hàng, khách hàng mong muốn được sử dụng dịch vụ hạng vừa, hạng cao cấp, các nhu cầu đặc biệt khác,…

- Đánh giá đúng các nguồn lực của TCT, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khả năng bảo dưỡng,… để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nên đầu tư cho loại máy bay nào, số lượng bao nhiêu một cách hợp lý.

- Nghiên cứu các nhà cung cấp một cách chi tiết, các thông số kỹ thuật của từng loại máy bay, cũng như các dịch vụ, ưu đãi có thể có.

- Lập các phương án đầu tư cụ thể chi tiết để nắm bắt được các chỉ số tài chính như giá trị hiện tại ròng, khả năng thu hồi vốn, năm thu hồi vốn, lợi nhuận mỗi năm, tỷ số lợi ích chi phí,… từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất, đồng thời cũng có thể thu hút được vốn đầu tư từ những nhà đầu tư bên ngoài.

- Dự đoán những rủi ro có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư như các rủi ro về vốn (không vay được vốn, vốn huy động chậm về tiến độ, khả năng trả nợ thấp,…), rủi ro về kỹ thuật (các thông số kỹ thuật không giống như hợp đồng, không phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, khả năng sửa chữa bảo dưỡng chưa đáp ứng được,…), rủi ro về thị trường,… để có phương án dự phòng.

- Giám sát, kiểm tra các khâu thực hiện, các qui trình thủ tục đảm bảo tính hợp pháp, tiến độ thời gian, và thuận tiện cho các bên.

 Đầu tư phát triển mạng đường bay

Mạng đường bay là đóng góp một phần không nhỏ tới chất lượng phục vụ của TCT do đó có ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của TCT. Mạng

đường bay cần liên tục phát triển để phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để đầu tư phát triển mạng đường bay một cách hiệu quả, TCT cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng, điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội của nơi sẽ là điểm đến, các yếu tố liên quan tới đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, các dịch vụ phụ trợ,… từ đó ra quyết định đầu tư đúng đắn.

2.3.2.2. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới, nguồn nhân lực đóng vai trò tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Một nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, tác phong công nghiệp, làm việc kỷ luật và nhiệt tình với công việc chính là nguồn tài sản cực kỳ quý giá. VNA có một số lượng lao động làm việc khá lớn với nhiều độ tuổi khác nhau và ở các trình độ khác nhau. Hiện tại vấn đề nổi cộm nhất ở công ty là sự thiếu hụt những lao động có tay nghề cao, hiểu biết kỹ thuật đặc biệt ở bộ phận duy tu sửa chữa máy bay; bên cạnh đó tổ lái vẫn có số phi công nước ngoài chiếm tỷ lệ cao bởi vì có rất ít phi công trong nước có đủ trình độ cũng như kinh nghiệm để đảm đương việc này.

Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có ở các doanh nghiệp. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ năng lực, sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.

Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.

Tiêu chuẩn hoá cán bộ, lao động trong doanh nghiệp. Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do đó tiêu chuẩn hoá cán bộ phải cụ thể hoá đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Khi xây dựng hệ thốngtiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù của Việt Nam, tôn trọng tính văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.

Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w