Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 50 - 53)

Đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị đứng ở vị trí thứ hai trong danh mục đầu tư của TCT. Chi tiết về mức vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị được thống kê dưới đây.

Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 XDCB và TTB Tỷ đồng 88,2 272,3 114,5 115,2 225,3 1287 2102,5

Tỷ trọng % 21,32 29,64 2,79 1,50 13,39 29,60 10,98

Tốc độ tăng liên

hoàn % 3,09 0,42 1,01 1,96 5,71

Nguồn: Ban kế hoạch đầu tư

Thứ nhất, về qui mô vốn đầu tư, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2001, vốn đầu tư là 88,2 tỷ đồng, là mức đầu tư thấp nhất trong cả giai đoạn; đến năm 2003, số vốn đã tăng lên tới 272,3 tỷ đồng gấp năm trước đó tới 3,09 lần. Trong vòng ba năm từ 2003 – 2005 vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị giảm đi nhưng vẫn ở mức cao hơn nam 2001 và xét về tốc độ thì vốn huy động vẫn tăng lên. Riêng năm 2006, vốn đầu tư bất ngờ tăng cao, lên tới 1287 tỷ đồng, so với năm trước gấp 5,71 lần ( năm 2005 vốn đầu tư là 225,3 tỷ đồng), đứng đầu cả về tốc độ tăng vốn và qui mô vốn tính cho đến thời điểm đó. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị của năm 2006 vì thế chiếm tới 61,2% tổng đầu tư cho hạng mục này trong cả thời kỳ. Xét một cách tổng thể, từ năm 2001 đến năm 2006 vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị đã tăng thêm 1198,8 tỷ đồng hay 14 lần trong vòng sáu năm. Biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi rõ rệt về qui mô vốn đầu tư trong giai đoạn này.

Thứ hai, tỷ trọng vốn đầu tư giữa các năm cũng hêt sức khác nhau. Những năm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị đạt thấp nhất là hai năm 2003 và 2004 với tỷ trọng tương ứng là 2,79% và 1,5 % một con số cực kỳ khiêm tốn. Những năm còn lại, tỷ trọng vốn luôn đạt mức trên 13% và đặc biệt cao nhất vào năm 2002 và 2006. Tổng đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị trong sáu năm là 2102,5 tỷ đồng do đó chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 11%, tỷ trọng này thay đổi tuỳ từng năm, phụ thuộc nhu cầu đầu tư của TCT.

Hoạt động đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị là nửa thứ hai trong hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của TCT, cùng với đầu tư cho phát triển đội bay đây là hai mảng quan trọng nhất thuộc đối tượng đầu tư này, những đầu tư khác hầu như không đáng kể, chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé khoảng 1 – 2%. Nhìn chung, đầu tư vào xây dựng cơ bản và trang thiết bị không có biến động nhiều, chỉ trừ hai năm 2002, 2005và 2006. Sở dĩ có sự thay đổi này là do trong năm 2002, TCT đã xây dựng thêm một hanga nữa ở Hà Nội (hanga

thứ nhất thuộc khu vực phía Nam) nhằm tạo thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng máy bay; năm 2005 và 2006 VNA thực hiện hai dự án lớn nữa là xây dựng khu trung tâm thương mại Cầu Giấy và đường băng 11R/29L, Dự án đường băng 11R/29L hoàn thành đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hiện đại hoá, tiêu chuẩn hoá các chuyến bay của VNA, giải quyết vấn đề ùn tắc hành khách trong những ngày sương mù ở miền Bắc, góp phần nâng cao uy tín của TCT. Năm 2003 và 2004 tổng đầu tư chung tăng ngoạn mục nhưng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị lại sụt giảm, nguyên nhân chính bởi vì chiến lược của TCT tập trung phát triển đội bay khiến cho vốn đầu tư cho máy bay tăng nhanh chóng kéo theo tổng đầu tư chung tăng lên, và do đầu tư máy bay đòi hỏi lượng vốn dồi dào nên các lĩnh vực đầu tư khác sút giảm.

Tóm lại, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị chiếm vị trí thứ hai trong đầu tư của TCt với tỷ trọng trung bình là 10,98%. Nhìn chung tốc độ tăng của vốn phụ thuộc vào tình hình thực tế của TCT, trong cả thời kỳ, tốc độ này là 2,4%.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 50 - 53)