Đầu tư phát triển đội máy bay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 47 - 50)

Đội máy bay là tài sản hết sức quan trọng đối với các hãng kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không nói chung và hãng hàng không quốc gia Việt Nam

nói riêng. Chính vì chi phí cho việc thuê mua máy bay rất cao nên hoạt đông đầu tư cho phát triển đội bay luôn được đặc biệt chú trọng.

Vốn đầu tư cho thuê mua máy bay trong giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện ở biểu đồ dưới đây

Bảng 1.16 Vốn đầu tư cho máy bay giai đoạn 2001-2006

Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng

Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 Phát triển đội bay Tỷ đồng 240 538 3809,4 7343,7 1166,4 2697 15794,5

Tỷ trọng % 58,01 58,55 92,84 95,66 69,32 62,03 82,51

Tốc độ tăng liên

hoàn % 2,24 7,08 1,93 0,16 2,31

Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán

Biểu đồ 1.17 Vốn đầu tư cho máy bay giai đoạn 2001 - 2006

Qui mô vốn đầu tư dành cho phát triển đội bay của TCT nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2001 vốn đầu tư dành cho phát triển đội bay là 240 tỷ đồng thấp nhất trong cả giai đoạn; năm 2002, lượng vốn đã tăng lên 538 tỷ đồng, gấp 2,24 lần so với năm trước với mức tăng thêm đạt 298 tỷ đồng. Năm 2003 vốn đầu tư tăng đột biến lên tới 3809,4 tỷ đồng, so với năm liền trước đó

đã tăng 7,08 lần; đây là năm có tốc độ tăng huy động vốn cao nhất từ trước tới nay của VNA. Trong giai đoạn 2001 – 2002 vốn đầu tư tuyệt đối đạt giá trị cao nhất là năm 2004 với lượng vốn 7343,7 tỷ đồng chiếm gần 46,5% tổng đầu tư cho phát triển đội bay toàn giai đoạn; năm 2004 cũng chính là năm mà tổng đầu tư chung đạt cao nhât trong thời kỳ phân tích. Năm 2005 lượng đầu tư bằng 1/6 năm 2004 (vốn đầu tư phát triển đội bay năm 2005 là 1166,4 tỷ đồng); năm 2006 vốn đầu tư tăng 2,31 lần so với năm 2005, lưọng vốn đạt 2697 tỷ đồng. Như vậy xét cả giai đoạn 2001 – 2006 tổng vốn đầu tư phát triển đội bay có xu hướng tăng qua các năm.

Qui mô vốn đầu tư phát triển đội bay của TCT tăng qua các năm là biểu hiện cụ thể cho những nỗ lực nhằm hiện đại hoá đội bay của TCT, một trong những vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất. Năm 2003, có bước đột biến về tốc đọ huy động vốn đầu tư là do có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức, TCT đã được Nhà nước chấp nhận chuyển đổi theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, từ một doanh nghiệp Nhà nước, TCT đã chuyển thành một doanh nghiệp kinh doanh thực sự, cho nên để tồn tại trong nền kinh tế thị trường đầy thử thách, TCT đã chú trọng đặc biệt tới đầu tư phát triển đội bay nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong vòng hai năm 2003 và 2004 TCT đã hoàn tất dự án mua 4 chiếc Airbus A321, loại máy bay chở khách lớn và hiện đại nhất lúc đó, đây là lý do khiến cho tổng vốn đầu tư đạt cao nhất cả giai đoạn, số tuyệt đối là 11.153,1 bằng 70,6% tổng đầu tư đội bay.

Tỷ trọng vốn đầu tư có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Năm 2001, tỷ trọng vốn dành cho phát triển đội bay chiếm 58,01% vốn đầu tư cả năm. Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên trong suốt giai đoạn 2001 – 2004 và đạt cao nhất vào năm 2004 chiếm tới 95,66% vốn đầu tư cả năm, sau đó tỷ trọng vốn đầu tư cho máy bay đã giảm xuống còn 69,32% vào năm 2005 và 62,03% vào

năm 2006. Tuy nhiên, khái quát chung cả giai đoạn vốn đầu tư cho máy bay luôn chiếm khoảng 60% trở lên trong tổng đầu tư của VNA. Tỷ trọng đầu tư phát triển đội bay trung bình giai đoạn 2001 – 2006 là 82,51% - điều này khẳng định rằng đầu tư phát triển đội bay là hoạt động đầu tư chủ chốt của TCT.

Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển đội bay luôn chiếm hơn nửa tổng vốn đầu tư không hoàn toàn là do cơ cấu đầu tư chưa hợp lý mà đây chính là một đặc thù của ngành vận tải hàng không. Máy bay là tài sản có giá trị rất lớn, lên tới hàng chục triệu USD cho nên để có thể hiện đại hoá đội bay, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách cần phải huy động nguồn vốn rất lớn. trong bốn năm từ 2001- 2004, TCT phải nỗ lực tăng tỷ lệ sở hữu đội máy bay cho nên vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm. Riêng trong hai năm 2005 – 2006, sau khi đã hoàn thành cơ bản dự án mua A321, vốn đầu tư giảm đi và tỷ trọng đầu tư máy bay cũng giảm, cho thấy TCT đang đầu tư đều cho các lĩnh vực khác để tránh tình trạng mất cân đối đầu tư hướng tới một sự phát triển đồng bộ trong toàn công ty.

Như vậy, qua phân tích tình hình đầu tư phát triển đội bay giai đoạn 2001 – 2006, có thể rút ra kết luận đầu tư cho máy bay là hoạt động đầu tư quan trọng nhất của VNA. Qui mô vốn đầu tư có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ trung bình khoảng 2,7%/năm, bên cạnh đó tỷ trọng đầu tư cho máy bay trung bình khoảng 82% tổng đầu tư chung.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w