Đầu tư cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

Nguồn nhân lực là tài sản quý đối với mỗi công ty. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu một doanh nghiệp hiện đại với những máy móc tối tân mà người lao động không có đủ trình độ, không làm chủ được kỹ thuật thì doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài được. Thấu hiểu điều này, VNA đã rất quan tâm tới đầu tư cho nguồn nhân lực

Bảng 1.20 Đầu tư cho nguồn nhân lực

Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng

Nhân lực Tỷ đồng 45,30 56,70 91,80 115,40 159,11 185,90 654,21

Tỷ trọng % 10,95 6,17 2,24 1,50 9,46 4,28 3,42

Tốc độ tăng liên

hoàn % 1,25 1,62 1,26 1,38 1,17

Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán

Từ các số liệu thống kê về mức đầu tư cho nguồn nhân lực của VNA, nhận thấy ngay vốn đầu tư luôn tăng trong cả giai đoạn nghiên cứu.Năm 2001 nguồn vốn này là 45,3 tỷ dồng; lượng vốn đầu tư tiếp tục tăng và đến cuối thời đoạn đã đạt 185,9 tỷ đồng gấp năm đầu tiên 4,1 lần. Trong sáu năm, lượng vốn đã tăng thêm 140,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trung bình của vốn đạt 1,3%/năm.

Về tỷ trọng vốn đầu tư, như đã phân tích, do đặc thù của ngành vận tải hàng không, cơ cấu đầu tư có sự chênh lệch đáng kể mà vốn đầu tư cho tài sản cố định hầu như chiếm đa số. Tỷ trọng vốn đầu tư thay đổi qua các năm, tuỳ thuộc vào định hướng lâu dài ở TCT.Năm 2001, tỷ trọng vốn đạt cao nhất chiếm 10,95% tổng số vốn đầu tư tuy nhiên giá trị thực lại nhỏ nhất. Hai năm 2003 – 2004 tỷ trọng vốn ở mức thấp nhất lần lượt là 2,245% và 1,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư chung là 3,42% so với tổng đầu tư chung – đây là con số hết sức khiêm nhường đối với một TCT lớn như VNA.

Những phân tích ở trên cho thấy lượng vốn đầu tư dành cho nguồn nhân lực của VNA liên tục tăng qua các năm mà không hề bị gián đoạn chứng tỏ sự cố gắng của TCT trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, mặc dù lượng vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm, vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của TCT. Vốn đầu tư cho đào tạo nếu so với tổng đầu tư chỉ chiếm trung bình khoảng 3,42%. Điều này một phần do đặc điểm riêng của ngành là đầu tư cho máy bay và động cơ dụ phòng quá lớn nên các nội dung khác đều bị hạn chế; thêm vào đó, nguồn vốn đầu tư thiếu hụt cũng là một nguyên nhân.

Hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực của VNA chủ yếu tập trung vào huấn luyện đoàn bay, đào tạo đoàn tiếp viên. Riêng việc huấn luyện đoàn bay, TCT chưa tự mình đảm trách được nên chủ yếu thực hiện cử đi đào tạo ở các trung tâm nước ngoài, để thực hiện được đòi hỏi chi phí bỏ ra khá lớn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w