4.1 Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 57 - 60)

Kết quả đầu tiên mà công cuộc đầu tư mang lai cho TCT đó là sự cải thiện đáng kể của chất lượng sản phẩm khiến cho thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, giá cả dịch vụ đã giảm nhiều so với trước đây,…

Công cuộc đầu tư đã đem lại cho TCT những kết quả đáng mừng. Như đã phân tích ở trên, hoạt động đầu tư có ảnh hưởng lớn tới các quá trình khác, nhờ có chính sách đầu tư đúng đắn mà Tổng công ty Hàng không Việt Nam từ một doanh nghiệp non trẻ, phải dựa chủ yếu vào nguồn cung của ngân sách đã trở thành một công ty làm ăn hiệu quả, nhà vận tải hàng không số một của Việt Nam. Những kết quả này chính là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, thị phần vận chuyển, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế,… và rất nhiều chỉ tiêu khác nữa.

 Hiệu quả đầu tư

 Hiệu quả tài chính

Hiệu quả hoạt động tài chính của TCT được xem xét dựa trên một số chỉ tiêu như:

Bảng 1.23: Hiệu quả tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2001-2006

Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng doanh thu Tỷ đồng 6820 8280 8904 12837 15492 17438

Tổng lợi nhuân sau thuế Tỷ đồng 306 622 237 459 444 513

Tổng mức đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 Tổng doanh thu/Tổng

Đầu tư 16,49 9,01 2,17 1,67 9,21 4,01

Tổng lợi nhuận/Tổng

Đầu tư 0,04 0,08 0,03 0,04 0,03 0,03

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu Tổng doanh thu/ Tổng đầu tư phản ánh cứ 1 đồng đầu tư bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong giai đoạn 2001 – 2006, trung bình cứ 1 đồng đầu tư bỏ ra TCT thu về 7 đồng doanh thu. Năm 2001, chỉ tiêu này đạt cao nhất là 16,49. Năm 2003 và 2004 chỉ tiêu ở mức thấp nhất lần lượt là 2,17 năm 2003 và 2,67 năm 2004, do trong hai năm này TCT đã thực hiện dự án mua A321 nên chi phí bỏ ra tăng cao khiến cho hệ số so sánh giảm đi mặc dù tổng doanh thu vẫn tăng với tốc độ 1,2%/năm.

Chỉ tiêu Tổng lợi nhuận/Tổng đầu tư thể hiện cứ một đồng đầu tư bỏ ra TCT thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng thống kê cho thấy, giai đoạn 2001 – 2006 hệ số Lợi nhuận-Đầu tư của TCT trung bình vào khoảng 0,4. Hệ số này đạt cao nhất năm 2002 ở mức 0,8. Nhìn chung, hệ số duy trì ổn định, không có biến động gì đáng kể.

Việc xem xét hai chỉ tiêu trên cho một cái nhìn khái quát về vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của TCT do đó làm tăng hay giảm năng lực cạnh tranh của TCT. Nhìn chung, bảng số liệu thể hiện TCT đang nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua tăng dần các chỉ số trên. Bảng trên cũng cho thấy vào năm 2003 – 2004 TCT trải qua giai đoạn thực sự khó khăn vì năm 2003 dịch SARS lan tràn khu vực Đông Á khiến cho lượng khách sử dụng dịch vụ giảm đáng kể, tác động mạnh tới doanh thu và các chỉ tiêu hiệu quả của TCT. Song nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự phản ứng kịp thời của TCT, khó khăn đã được khắc phục và đến năm 2005 đã đạt được kết quả đáng mừng, hiệu quả đầu tư đã tăng lên rõ rệt gấp lần so với năm trước đó. Đây cũng là một bài học cho các doanh nghiệp cần luôn năng động thay đổi để kịp thời đối phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

 Hiệu quả kinh tế xã hội

Ngoài việc đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt đông đầu tư của TCT, việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hôị cũng rất cần thiết.

Trước tiên là mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước, trong giai đoạn năm năm 2001 – 2006 TCT đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước tổng cộng 1381 tỷ đồng và riêng năm 2006 đã đóng góp cho ngân sách 3â tỷ đồng tương đương với 25% giai đoạn trước.

Bảng 1.24 Nộp NSNN giai đoạn 2001 - 2006

Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nộp NSNN Tỷ đồng 132 455 307 231 256 344

Tốc độ tăng liên

Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán

Một đóng góp nữa phải kể đến đó là góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho người lao động. Hàng năm, thông qua tuyển dụng lao động ở các vị trí làm việc, VNA đã giải quyết việc làm cho gần hai trăm lao động với mức lương trung bình tính ở thời điểm hiện tại hơn ba triệu đồng. Không những thế, quá trình đào tạo lao động có bài bản chiến lược cụ thể đã giúp cho công ty có đội ngũ lao động trình độ cao, nhân viên kỹ thuật lành nghề, tác phong công nghiệp, làm việc kỷ luật và hiệu quả, thay thế dần việc đi thuê lao động là người nước ngoài ở các vị trí yêu cầu cao như phi công, bảo dưỡng sửa chữa máy bay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w