Đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 55 - 57)

Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, uy tín và tên tuổi của công ty là một tài sản vô giá. VNA có một lịch sử phát triển khoảng năm mươi năm nhưng với tư cách một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì còn rất mới mẻ trên thị trường. Chính vì lẽ đó việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại là vô cùng cần thiết. Trong giai đoạn sáu năm trở lại đây TCT đặc biệt chú trọng tới đầu tư cho các hoạt động này. Bảng 1.21 Đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại

Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng

Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 QC và xúc tiến Tỷ đồng 40,20 51,80 87,60 102,50 131,70 178,20 592,00

Tỷ trọng %% 9,72 5,64 2,13 1,34 7,83 4,10 3,09

Tốc độ tăng liên hoàn 1,29 1,69 1,17 1,28 1,35

Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán

Biểu đồ dưới đây thể hiện đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại đã thay đổi như thế nào trong giai đoạn 2001 – 2006.

Trong khoảng thời gian từ năm 2001 – 2006, vốn đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại không ngừng tăng lên. Năm 2001, số vốn đầu tư khiêm tốn dừng ở mức 40,2 tỷ đồng, đến năm 2002 đã tăng lên 51,8 tỷ đồng, và cho đến cuối thời đoạn, lượng vốn đầu tư năm 2006 đã ở mức 178,2 tỷ đồng - mức cao nhất trong cả thời kỳ. Tốc độ tăng trung bình của vốn đạt 1,35%/năm, tốc độ này cũng xấp xỉ bằng tốc độ gia tăng vốn dành cho nhân lực như đa phân tich ở trên. Nhìn chung, vốn đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại tăng đều và không có sự chênh lệch đáng kể giữa các năm, năm có tốc độ tăng cao nhất là 2003, tốc độ tăng liên hoàn đạt 1,69%; năm có tốc độ tăng thấp nhất là 2004 với tốc độ tăng liên hoàn là 1,17%. So sánh giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ, lượng vốn đã tăng gấp 4,4 lần, mức tăng tuyệt đối tương ứng là 138 tỷ đồng.

Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư của cả TCT, vốn đầu tư quảng cáo và xúc tiến thương mại chiếm một phần rất nhỏ bé, trung bình khoảng 3,09%. Năm

2001, tỷ trọng này ở mức cao nhất 9,72% mặc dù lượng đầu tư thực tế lại nhỏ nhất. Năm 2002, tỷ trọng này giảm xuống còn 5,64% và mức thấp nhất vào hai năm sau đó: 2,13% năm 2003 và 1,34% năm 2004. Sau đó tăng lên 7,83% năm 2005 và đạt mức 4,1% năm 2006. Như vậy mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư biến đổi không đều, lượng đầu tư vẫn giữ mức tăng trong suốt thời kỳ.

Nguyên nhân của việc vốn đầu tư dành cho quảng cáo và xúc tiến thương mại chỉ chiếm trung bình khoảng 3,09% tổng vốn đầu tư một phần do đặc điểm của ngành, một phần do thiếu hụt vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho phát triển đội bay chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, cho nên các danh mục đầu tư khác cũng chịu ảnh hưởng của việc đầu tư đội bay. Chẳng hạn như, trong hai năm 2003 và 2004 tổng lượng vốn đầu tư đạt cao nhất về qui mô đầu tư (tổng đầu tư trong hai năm này là 11.780,1 chiếm 60% tổng đầu tư cả giai đoạn) và tốc độ tăng vốn (năm 2003, tốc độ tăng cao nhất đạt 4,47%) nhưng đây lại chính là năm mà tỷ trọng vốn cho quảng cáo và xúc tiến thương mại thấp nhất, mặc dù lượng vốn đầu tư vẫn tăng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 55 - 57)