Nhóm giải pháp bảo vệ thƣơng hiệu:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 88 - 91)

2. Giải pháp đối với doanh nghiệp:

2.2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ thƣơng hiệu:

Song song với việc xây dựng cho thương hiệu nông sản, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp để bảo vệ cho thương hiệu nông sản Việt Nam. Việc bảo vệ thương hiệu sẽ làm cho nông sản Việt Nam củng cố vững chắc vị trí trên thị trường thế giới. Hiện nay, hầu như các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đều không đăng ký nhãn hiệu điều đó làm việc xuất khẩu nông sản bị hạn chế, các mặt hàng nông sản xuất khẩu phải lệ thuộc vào thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài. Việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sẽ tránh được tình trạng bị đánh cắp thương hiệu như gạo Nàng thơm chợ Đào hay bị kiện tụng do thủ tục đăng kí không rõ rang như Trung Nguyên ở Mỹ. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần nhanh chóng đăng kí nhãn hiệu, đăng kí chứng nhận xuất xứ hàng hoá cả ở thị trường nội địa và quốc tế.

Cùng với việc đăng kí bảo hộ, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp khác để bảo vệ cho thương hiệu nông sản của mình như:

- Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng của hàng nông sản khi xuất khẩu. Mặt hàng nông sản luôn đòi hỏi tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao, các tiêu chuẩn về chất lượng… Vì vậy, để bảo vệ thương hiệu thì điều quan trọng là nông sản Việt Nam cần khẳng định giá trị của mình. Giá trị ở đây là phải luôn đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm theo đúng yêu cầu của người tiêu dùng và của thị trường đòi hỏi, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế như chứng nhận Global GAP về quy trình sản xuất an toàn, các tiêu chuẩn kĩ thuật khác… và phải được duy trì một cách lâu dài thì thương hiệu nông sản Việt Nam mới phát triển bền vững được.

http://svnckh.com.vn 88 - Cần có những hoạt động quảng bá đúng thời điểm để chăm sóc khách hàng, để đưa đến cho khách hàng những thông tin hình ảnh sản phẩm, cũng như hoạt động không ngừng của doanh nghiệp.

- Thường xuyên tiến hành rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái nông sản Việt Nam bằng việc thiết lập hệ thống thông tin phản hồi qua hệ thống phân phối nông sản và người tiêu dùng.

- Thường xuyên theo dõi việc sử dụng thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh với nông sản Việt Nam nhằm làm giảm nguy cơ giả mạo thương hiệu làm mất uy tín của nông sản Việt Nam

- Cần đưa những điều khoản về nhãn hiệu hàng hoá cho nông sản vào các hợp đồng xuất khẩu, vào các hoạt động tổ chức của doanh nghiệp… Việc đưa các điều khoản về phạm vi sử dụng, nhượng quyền, cấm đăng ký tại nước thứ ba là rất cần thiết trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp về thương hiệu.

Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu ngày càng trở nên cấp thiết với một quốc gia giàu truyền thống nông nghiệp như Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam - thực trạng và giải pháp” đã được hoàn thành bằng việc đưa ra cơ sở lý thuyết, cùng với việc xây dựng, phát triển thương hiệu trên thực tế. Tựu trung lại, bằng việc tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:

Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về xây dựng và phát triển thương hiệu. Bằng việc đưa ra một quy trình cơ bản để xây dựng thương hiệu giúp các doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay những lý thuyết này vào thực tế.

http://svnckh.com.vn 89 Thứ hai, bài nghiên cứu đã đưa ra được những nhận định về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản hiện nay cùng với đó là những đánh giá về vai trò của thương hiệu đối với nông sản.

Cuối cùng, dựa trên sự phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu nông sản hiện nay, cùng với việc phân tích hai mô hình: G7 và gạo Sohafarm, đề tài nghiên cứu đã đưa ra hai nhóm giải pháp đối với cả nhà nước và doanh nghiệp. Sự phối hợp đồng bộ của các nhóm giải pháp là cơ sở để xây dựng thành công thương hiệu cho nông sản Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu của đề tài là một vấn đề phức tạp trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn, và cũng vì thời gian làm đề tài tương đối gấp rút nên trong đề tài chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của Hội đồng Giám khảo cũng như quý bạn đọc nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu. Danh mục bảng biểu, sơ đồ

TT Tên Trang Nguồn

Bảng

1 Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê năm 2008

33 http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-

VN/77/2009/Default.aspx

2 Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2001 – 2008

34 Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

3 Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009

38 http://www.rauhoaquavn.vn/default.as

px?tabID=5&ID=50&LangID=1&Ne wsID=4759

4 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2009

40 http://www.vn-seo.com/xuat-khau-ca-

phe-cua-viet-nam-4-thang-dau-nam- 2009-tang-ve-luong-giam-ve-tri-gia/

http://svnckh.com.vn 90

Biểu đồ

1 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008

36 Hiệp hội lương thực Việt Nam 2 Tổng lượng gạo xuất khẩu của

Việt Nam (2001-2008)

36 Hiệp hội lương thực Việt Nam 3 Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo

2001 -2008

37 Hiệp hội lương thực Việt Nam

4 Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả từ năm 2008 đến hết tháng 5/2009

39 http://www.rauhoaquavn.vn/default.as

px?tabID=5&ID=50&LangID=1&Ne wsID=4759

5 Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang 15 thị trường lớn nhất năm 2008

42 Tổng cục hải quan

6 So sánh thị phần cà phê 58 Số liệu điều tra hàng Việt nam chất lượng cao 2004

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)