Tổng quan chung về hàng nông sản Việt Nam: Tình hình sản xuất chung:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 36 - 38)

1.1. Tình hình sản xuất chung:

1.1.1. Tình hình sản xuất nông sản:

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Chính lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và hơn 70%13 dân số làm nông nghiệp đã tạo nên sự đa dạng trong các sản phẩm nông nghiệp. Nông sản của Việt Nam có rất nhiều loại khác nhau nhưng có thể chia thành 3 nhóm hàng chính với các nông sản tiêu biểu:

Nhóm hàng lương thực, bao gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ tương, … Nhóm hàng rau quả bao gồm: các loại rau và quả

Nhóm hàng nông sản khác, bao gồm: chè, cà phê, tiêu điều, …

Hiện nay, diện tích đất canh tác nông nghiệp đang đượcmở rộng để đảm bảo sản xuất đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Việc mở rộng đất canh tác, cùng với ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại nhiều kết quả to lớn. Ngành nông nghiệp góp phần nâng cao

13

http://svnckh.com.vn 36 tổng sản phẩm quốc nội (25%GDP); trong đó 14-15% giá trị sản phẩm nông nghiệp được tạo ra bởi ngành sản xuất rau quả, và chiếm tới 1/3 tỉ trọng xuất khẩu. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo các năm có xu hướng tăng dần.

Dưới đây là tình hình sản xuất của các nhóm hàng nông sản:

Tình hình sản xuất nhóm hàng lƣơng thực:

Theo số liệu của tổng cục thống kê về diện tích và sản lượng lương thực năm 2008:

Cây lúa: Diện tích gieo cấy lúa cả năm cả nước ước đạt 7.399,6 nghìn ha,

tăng 2,8% so với năm 2007. Năng suất lúa cả năm cả nước đạt 52,9 tạ/ha tăng 2,3 tạ/ha so với năm trước. Sản lượng lúa cả năm ước đạt 38,63 triệu tấn, tăng 2,69 triệu tấn và bằng 107,5% so với cùng kì năm trước.

Cây hàng năm khác: sản lượng của nhiều loại cây trồng đều đạt cao hơn

cùng kỳ năm trước do tăng cả diện tích và năng suất. Cụ thể: Sản lượng sắn ước đạt 9.090 nghìn tấn, tăng 11%; lạc 530 nghìn tấn, tăng 4%; đậu các loại 185,8 nghìn tấn, tăng 5,1%. chỉ riêng đỗ tương giảm -2,7%, do yếu tố thời tiết và giá cả không thuận lợi nên một số diện tích đã được chuyển sang trồng các cây trồng khác14.

Tình hình sản xuất nhóm hàng rau quả:

Tình hình sản xuất rau: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15/6/2009, cả nước đã gieo trồng được 1.222,8 nghìn ha rau đậu các loại, và lương thực, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, diện tích gieo trồng rau, đậu các loại hạt là 533,6 nghìn ha, tăng 0,6%. Sản lượng rau trên cả nước vào năm 2008 đạt 11,5 triệu tấn/năm tăng 3,5% so với năm 2007.15 Khu vực sản xuất rau chủ yếu là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

14 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2008 15 15

http://svnckh.com.vn 37

Tình hình sản xuất quả: Tính đến cuối năm 2007 đầu năm 2008, tổng diện tích trồng cây ăn quả cả nước ước đạt 775,5 nghìn ha. Nhờ làm tốt công tác cải tạo vườn tạp, huỷ bỏ diện tích cây già cỗi, năng suất thấp nên sản lượng một số cây ăn quả đạt khá so với năm trước, cụ thể như: Sản lượng cam, quýt ước đạt 662 nghìn tấn, tăng 8,3%; xoài đạt 409,3 nghìn tấn, tăng 3,9%; bòng bưởi 211,6 nghìn tấn, tăng 10,4%, sản lượng vải quả đạt gần 240 nghìn tấn, lượng tăng tập trung ở các vùng trồng vải chủ lực như: Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh16...Vùng sản xuất cây ăn quả chủ yếu vẫn là đồng bằng sông Cửu Long.

Tình hình sản xuất nhóm hàng nông sản khác

Nhờ điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, cùng với ứng dụng khoa học kĩ thuật…mà sản lượng các mặt hàng nông sản như chè, cà phê, tiêu điều…tăng đáng kể theo các năm.

Cà phê: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, trong năm 2008 diện tích

trồng, năng suất và sản lượng cà phê đều tăng so với năm trước, trong đó các tỉnh miền Nam tăng mạnh hơn, bù đắp cho lượng sụt giảm tại miền Bắc.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 36 - 38)