Quảng bá thương hiệu:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 27 - 29)

Bên cạnh đó, nếu chỉ xây dựng thôi thì chưa đủ, thương hiệu phải được mọi người biết đến, hiểu nó và chấp nhận nó. Do đó cần tiến hành các hoạt động quảng bá thương hiệu ra thị trường. Nhưng làm thế nào để quảng bá thương hiệu? Công việc này có tốn kém không? Về tốn kém chắc chắn là có nhưng mức độ tốn kém phụ thuộc vào mục đích cần đạt và công cụ quảng bá thương hiệu. Một số yếu tố làm cơ sở cho việc lựa chọn công cụ quảng bá: i) Sứ mạng của thương hiệu; ii) Nguồn lực doanh nghiệp; iii) Qui mô thị trường; iv) Đặc tính thị trường – khách hàng mục tiêu; v) Phương tiện truyền thông.

Hiện nay có rất nhiều công cụ để quảng bá thương hiệu, nhưng chúng tôi chỉ lựa chọn một số công cụ nổi trội, điển hình trong việc xây dựng và quảng bá hàng hoá.

Xây dựng website:

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, thì Internet là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì Internet là một trong những công cụ đơn giản và tiết kiệm nhất để tiếp thị sản phẩm, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng nên xây dựng trang web là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm khi tiến hành quảng bá thương hiệu của mình. Để có một website chuyên nghiệp và hiệu quả

http://svnckh.com.vn 27 doanh nghiệp cần chú ý: nên lựa chọn một tên miền ngắn gọn dễ nhớ, website nên trách cầu kỳ mà nên tập trung vào tính tiện lợi và dễ sử dụng, chú ý hơn đến tính bảo mật và để có thể quảng cáo tốt cho website thì doanh nghiệp có thể mua các từ khoá trên các công cụ tìm kiếm…

Quảng cáo:

Có rất nhiều phương tiện quảng cáo, mỗi phương tiện khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau và với những chi phí khác nhau. Tuỳ vào loại hàng hoá và nguồn tài chính của mình, doanh nghiệp nên áp dụng linh hoạt các phương tiện quảng cáo. Để có được một chương trình quảng cáo hiệu quả, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu sản phẩm, thị trường và thói quen tiếp nhận thông tin quảng cáo của người tiêu dùng.

Quan hệ công chúng:

Sử dụng các chương trình quan hệ cộng đồng như: xây dựng nhà tình thương, đóng góp quỹ từ thiện,… cũng là một công cụ xây dựng thương hiệu. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong công chúng. Cùng với đó là việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, hay tài trợ cho các chương trình cũng là những phương pháp quảng bá hiệu quả cho thương hiệu. Tuy nhiên cần xét đến đặc điểm của từng công cụ để lựa chọn một cách hợp lý. Ví dụ, việc tổ chức sự kiện có thể gây tiếng vang lớn về thương hiệu tuy nhiên khả năng truyền đạt những thông tin cốt lõi đến khách hàng tiềm năng rất hạn chế và có rủi ro là dễ dẫn đến hình ảnh không tốt về thương hiệu nếu việc tổ chức các sự kiện không thành công. Hay như việc tài trợ, phạm vi truyền tải thông tin rộng nhưng tốn khá nhiều chi phí và hạn chế trong việc truyền tải những thông tin cốt lõi của thương hiệu đến nhóm khách hàng mục tiêu.

Hội chợ, triển lãm thương mại:

Hàng năm trên thế giới có hàng nghìn hội chợ thương mại với qui mô lớn nhỏ khác nhau được tổ chức. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, hội chợ thương mại có những ưu điểm sau: i)Tạo điều kiện gặp gỡ với khách hàng tiềm năng;

http://svnckh.com.vn 28 ii)Nhận được sự phản hồi trực tiếp của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp; iii)Thu thập được nhiều nguồn thông tin về sản phẩm; iv)Thu thập thông tin về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của khách hàng về các công ty đó.

Vì hội chợ là nơi tập trung rất nhiều thành phần cùng một lúc và tại cùng một địa điểm nên việc tham dự hội chợ sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp đạt được nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề cần phải lưu ý khi có ý định tham dự hội chợ thương mại. Đó là việc lựa chọn hội chợ thương mại phù hợp, tìm hiểu thông tin về hội chợ, lập kế hoạch tham dự và triển khai hoạt động tiếp sau hội chợ. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm thông tin về hội chợ ở các website như www.tsnn.com, www.exhibitions-world.com, www.auma.de, www.fairlink.se hay qua Cục xúc tiến thương mại, các trung tâm xúc tiến xuất khẩu đầu tư, các hiệp hội ngành hàng…

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)