Đánh giá, nhận xét:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 69 - 71)

3. Phân tích đánh giá một số trƣờng hợp điển hình:

3.2.4.2.Đánh giá, nhận xét:

Thành công của gạo Sohafarm trên thị trường xuất khẩu đã khẳng định vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt. Chúng ta có thể thấy được một số bài học từ gạo Sohafarm:

- Thứ nhất, đó là phải xây dựng được một quy trình khép kín, từ sản xuất, đóng gói bao bì, đến việc xuất khẩu. Nông trường Sông Hậu đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích 5.000 ha, với các giống lúa chất lượng cao như: IR 64, VND 95-20, OM 1490 và lúa đặc sản Jasmine 85. Bằng việc áp dụng các biệt pháp khoa học kỹ thuật liên hoàn trong sản xuất đã tạo ra một sản lượng lúa nguyên liệu lớn với chất lượng đồng đều; khi đưa qua chế biến tỷ lệ thu hồi gạo đạt cao, nâng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

http://svnckh.com.vn 69 - Thứ hai, đó là bài học từ việc xây dựng các yếu tố của thương hiệu từ logo, nhãn hiệu, bao bì, slogan…Gạo Sohafarm đã xây dựng được các yếu tố này một cách đồng bộ, và tạo nên một sự thống nhất và gần gũi, đơn giản mà vẫn chuyên nghiệp, mang đậm nét văn hoá truyền thống của Việt Nam. Nó tạo được một sự thích thú cho người tiêu dùng nước ngoài, giới thiệu nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam.

- Thứ ba, bao bì của Sohafarm đã thể hiện được tính tiện lợi, đóng gói nhiều loại 5, 10, 20kg, có cả hướng dẫn nấu, hạn sử dụng cho người tiêu dùng. Với thiết kế như vậy, gạo Sohafarm có thể dễ dàng bán ở các siêu thị, đại lý, làm cho người tiêu dùng có thể lựa chọn, sử dụng một cách dễ dàng.

- Hạn chế của gạo Sohafarm đó là chưa phổ biến được ở thị trường nội địa, nguyên nhân là do chưa đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu cho người tiêu dùng trong nước. Một nguyên nhân nữa là do gạo Sohafarm nhấn mạnh vào nét truyền thống của Việt Nam nhưng đây không đây không phải là yếu tố định vị nó khác với các loại gạo khác. Chính do hạn chế này mà thương hiệu gạo Sohafarm chưa tạo được được một vị trí vững chắc trên thị trường gạo quốc tế. Tuy vậy, Sohafarm cũng đã trở thành một tấm gương, một điển hình cho các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước, và cũng nói lên rằng để gạo Việt khẳng định được giá trị của mình trên trường quốc tế thì rất cần có một thương hiệu.

Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Với mục tiêu hướng đến trong vài năm tới chúng ta sẽ xây dựng được những thương hiệu nông sản xuất khẩu nổi tiếng trên thị trường thế giới, để nâng cao được năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu cho nông sản, nhóm nghiên

http://svnckh.com.vn 70 cứu xin được đưa ra một số giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Hai đối tượng chính được hướng đến của nhóm giải pháp là nhà nước và doanh nghiệp. Các nhóm giải pháp khi thực hiện cần có sự phối hợp một cách đồng bộ và thống nhất chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 69 - 71)