Giải pháp 5: Đánh giá đúng từng giáo viên và đội ngũ giáo viên Mục đích:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 99 - 101)

M ột số giải pháp cho từng trường được lồng ghép, đưa vào ở phần giải pháp chung cho cả 3 trường Sau đây là một số giải pháp riêng khác cho từng trườ ng.

3.2.2.5- Giải pháp 5: Đánh giá đúng từng giáo viên và đội ngũ giáo viên Mục đích:

Mục đích:

- Vận dụng tâm lý học để chọn phương pháp phù hợp khi đánh giá GV. - Đảm bảo được sự chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan.

- Đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động sư phạm của GV. - Đưa ra biện pháp QL kịp thời như phê bình, chấn chỉnh, răn đe hoặc biểu dương, khích lệ GV kịp thời.

Nội dung giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện:

- Truyền đạt những tư tưởng chủ đạo khi vận dụng tâm lý học để đánh giá GV.

Đánh giá GV phải hết sức thận trọng, phải dựa trên cơ sở đánh giá từng mặt, phải có sự kết hợp giữa đánh giá định lượng và định tính, và phải nhìn nhận

đánh giá GV theo quan điểm phát triển của con người.

- Xây dựng công cụđánh giá: Căn cứ quy chế xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập tại công văn số 3040/BGD&ĐT – TCCB của Bộ GD&ĐT, HT tổ chức họp toàn thể GV để cụ thể hóa tiêu chí đánh giá GV trên cơ sở của 3 vấn đề:

+ Nội dung đánh giá: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kết quả công tác được giao; khả năng phát triển về chuyên môn, về QL, về xã hội.

+ Tiêu chuẩn xếp loại:Về phẩm chất, đạo đức, lối sống: có 4 loại: tốt, khá, trung bình và kém.Về chuyên môn, nghiệp vụ: cũng xếp 4 loại: tốt, khá, trung bình

và kém dựa vào trình độ và kết quả tiết dạy ở trên lớp. + Phân loại sau khi đánh giá: Sau khi đánh giá riêng từng mặt, tiến hành

xếp loại chung theo 4 loại: xuất sắc, khá, trung bình và kém.

- Tập hợp thông tin một cách chính xác, đầy đủ trước khi đánh giá. Các thông tin đó bao gồm:

+ Việc giữ gìn đạo đức nhà giáo, tính trung thực trong công tác, thái độđối với đồng nghiệp, với phụ huynh và với HS;

+ Thực hiện ngày, giờ công lao động; + Thực hiện về nề nếp chuyên môn; + Kết quả khảo sát tiết dạy;

+ Kết quả giảng dạy, giáo dục HS;

+ Kết quả công tác chủ nhiệm và công tác được giao khác; + Tinh thần học tập nâng cao trình độ.

- Chọn thời điểm đánh giá thích hợp.

Việc đánh giá tiết dạy được tiến hành thường xuyên trong năm học. GV có tiết dạy chưa đạt yêu cầu lần thứ nhất thì được dự thêm 1 tiết để đánh giá, xếp loại lần thứ hai. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy thực hiện theo công văn số

10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT “ Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học”.

Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và GD được tiến hành một lần vào học kỳ II. Thời điểm thích hợp nhất đểđánh giá là sau khi tổng kết năm học, trước khi GV nghỉ hè.

Trong trường hợp GV giảng dạy không đạt yêu cầu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ thì HT nên mời gặp riêng làm việc trước để tìm hiểu kỹ nguyên nhân, nguyện vọng của họ để có sự đánh giá chính xác cũng như

chuẩn bị cho họ tâm lý đón nhận sựđánh giá công khai trước tập thể. - Sử dụng công cụđánh giá.

Để đánh giá GV một cách chính xác, dân chủ, công bằng và ít bị gây xáo trộn về tâm lý, các HT cần sử dụng công cụ đánh giá một cách có hiệu quả. Hệ

thống các tiêu chí đánh giá GV do nhà trường xây dựng, thông tin HT tập hợp theo 2 nội dung: phẩm chất đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ và mẫu bản tự

nhận xét cá nhân được gửi đến cho từng cá nhân để họ tựđánh giá. Tổ chuyên môn tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân. Cuối cùng HT trực tiếp đánh giá, xếp loại GV sau khi tham khảo ý kiến nhận xét

của tổ chuyên môn. HT công khai kết quả phân loại GV trước phiên họp toàn thể

GV và báo cáo bằng văn bản với Sở GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)