Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 33 - 36)

- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ

1.3.5.4- Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPT

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.

Biện pháp QL đội ngũ giáo viên THPT là cách làm, cách giải quyết một vấn

đề cụ thể trong công tác QL đội ngũ giáo viên, nó mang tính tổng hợp và đòi hỏi nhiều người tham gia. Sau đây là môt số biện pháp chung nhất:

- Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên

HT phải tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về tiểu sử, quá trình

ĐT, quá trình công tác, hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng và sở trường cá nhân. HT phải tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu về từng mặt của từng cá nhân và của cảđội ngũđể chọn lọc những nội dung phù hợp cho mục đích BD, sử dụng đội ngũ

Việc tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên cần phải được làm thường xuyên, nhưng cũng phải có chọn lọc trọng tâm đối tượng. Trong công việc này cần phải chú ý đến quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng chủ yếu là hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai. Để có được điều này HT phải nghiên cứu hồ sơ

của GV như lý lịch, các phiếu nhận xét xếp loại GV của cơ quan cũ; kiểm tra, đánh giá, xem xét dư luận, lắng nghe ý kiến của tập thể; và có thể gặp riêng đối tượng để

tìm hiểu. Trong nhiều trường hợp HT gặp riêng đối tượng trong bầu không khí cởi mở, và thông cảm sẽ có nhiều thông tin quý giá cho công tác QL.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của tập thể sư phạm

Cơ cấu tổ chức trong trường THPT được quy định ởĐiều lệ trường THPT. HT cần vận dụng đúng quy định này, tránh tạo ra sự cồng kềnh của tổ chức mà hiệu quả lại không cao.

Cơ chế hoạt động của tập thể sư phạm là mặt bên trong, là tập hợp các phương thức hoạt động và các mối quan hệ trong tập thể sư phạm. Trong hoạt động QL trường THPT, HT thực hiện cơ chế QL một thủ trưởng, nhưng phải xây dựng tốt các mối quan hệ giữa HT - Chi bộ - Công đoàn - Đoàn Thanh niên, các mối quan hệ giữa HT - PHT - TTCM. Sự thống nhất các tổ chức trong nhà trường hướng theo mục tiêu GD, tạo nên giá trị và sức mạnh của đội ngũ giáo viên.

- Xây dựng nề nếp tập thể

HT trường THPT quản lý đội ngũ giáo viên bán thời gian, nghĩa là trực tiếp QL giờ lên lớp, các hoạt động ở trường; còn công việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp, GV chủ yếu tự giác làm ở nhà. HT quản lý việc soạn bài của GV thông qua công việc kiểm tra, đánh giá. Điều đó một mặt là tạo điều kiện để phát huy tiềm năng và sức mạnh của mỗi thành viên, nhưng mặt khác cũng là tiền đềđể xuất hiện những xu hướng tản mạn, tự phát, tự do, dễ dàng dẫn đến kỷ cương của nhà trường bị lỏng lẻo. Vì vậy HT phải đưa ra biện pháp để xây dựng nề nếp lao động và sinh hoạt của đội ngũ giáo viên thật chặt chẽ, khoa học để duy trì kỷ luật lao động, tạo ra sự đoàn kết nhất trí trong đội ngũ. Các nề nếp đó phải được thể hiện ở những quy

lên lớp; lên lớp đúng giờ, đúng bài và có hiệu quả; thực hiện các báo cáo chính xác, kịp thời; sinh hoạt tổ chuyên môn, các tổ chức đúng quy định; thực hiện tốt nội quy cơ quan. Vấn đề QL nề nếp tập thể của HT là để tập thể thảo luận, bàn bạc và mọi người tự giác thực hiện.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác trong đội ngũ giáo viên

Trong giảng dạy thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn, dạy thực nghiệm…HT tổ chức cho GV thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, báo cáo điển hình, để đưa ra những giáo án, những phương pháp giảng dạy hay. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng HS giỏi rất cần sự phối hợp, hợp tác của nhiều GV, đưa ra được các chuyên đề chuyên sâu để giảng dạy cho HS. Sự hợp tác này còn được thể hiện tất cả GV đều quan tâm đến chất lượng HS của lớp mình, của trường mình, khẳng định “thương hiệu” của trường mình.

Trong giáo dục HS sự phối hợp giữa GV bộ môn và GV chủ nhiệm, giữa GV chủ nhiệm và Đoàn Thanh niên là rất cần thiết. Một mặt sự phối hợp này đảm bảo cho hoạt động hàng ngày ổn định theo đúng kế hoạch, mặt khác có ý nghĩa quan trọng hơn là giáo dục HS. Mỗi thầy giáo, cô giáo đều góp phần trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS.

HT cần thực hiện tốt quy chế dân chủ; tạo điều kiện để GV phát huy dân chủ, tham gia công tác QL nhà trường; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh; tạo được các mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng và hợp tác trong đội ngũ giáo viên.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên

HT cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên như nâng lương, phụ cấp, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, phúc lợi, tiền tăng giờ, chếđộ nghỉ hè. Phải tạo điều kiện về thời gian và phương tiện cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được phân công như trang bị đồ dùng dạy học, GV có sách tham khảo, có phòng làm việc, phòng nghỉ, cung cấp văn phòng phẩm, trang bị phòng máy vi tính nối mạng cho GV truy cập thông tin. [27, tr.189-193]

HT cùng Ban Chấp hành Công đoàn cần chú ý tổ chức đời sống tinh thần cho cán bộ, GV như tham quan du lịch, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.

Không phi trường THPT nào HT cũng đưa ra nhng bin pháp QL có tính cht lý lun chung như đã nêu. Phi tùy theo đặc đim, điu kin, hoàn cnh ca tng trường để HT đưa ra nhng bin pháp QL đội ngũ giáo viên sao cho phù hp vi thc trng c th ca trường mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)