Quản lý về bồi dưỡngđội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 76 - 79)

- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ

d- Chất lượng giáo dục

2.3.5- Quản lý về bồi dưỡngđội ngũ giáo viên

Thc trng công tác QL ca HT v BD đội ngũ giáo viên được trình bày bng 2.19 (trang74).

Hoạt động 5.1: Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên

Vấn đề đạo đức nhà giáo đang là vấn đề có tính thời sự trong ngành GD và rất được xã hội quan tâm. Qua phỏng vấn một số GV người nghiên cứu được biết HT các trường THPT huyện Tân Thành đã thường xuyên BD đạo đức nghề nghiệp cho GV chủ yếu thông qua hai hình thức. Hình thức thứ nhất là thông qua các cuộc họp và các hoạt động sư phạm, các HT quán triệt, nhắc nhở nhiệm vụ của người GV như: thái độ tôn trọng, thương yêu HS, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, với phụ huynh, tạo môi trường sư phạm lành mạnh. Hình thức thứ hai là thực hiên một số biện pháp QL, trên cơ sở đó ý thức đạo đức nghề nghiệp của GV cũng được nâng lên, ví dụ: tổ chức cho toàn bộ GV ký cam kết thực hiện cuộc vận động “hai không” do bộ GD&ĐT phát động với 4 nội dung: chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong GD, chống vi phạm đạo đức nhà giáo và chống HS ngồi nhầm lớp; tổ chức kiểm tra và đánh giá chất lượng HS đúng thực chất.

Kết quả khảo sát thể hiện những nhận định trên là chính xác: các ý kiến

đánh giá chủ yếu tập trung ở mức tốt và khá (phương sai và độ lệch chuẩn tương đối nhỏ S2 = 0,52; S = 0,72, tần suất chung của tốt và khá là f = 81,71%), số trung bình

ở mức khá X = 3,19.

So sánh việc BD đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên giữa các HT qua số trung bình ta thấy công tác QL hoạt động này của HT trường PM đạt sốđiểm cao nhất (X = 3,32), công tác QL của HT trường THĐ đạt số điểm thấp nhất (X =3,06) nhưng cũng ở mức khá.

Hoạt động 5.2: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động chuyên môn

Hoạt động chuyên môn mà người nghiên cứu đưa ra hướng dẫn GV đánh giá khi phát phiếu trưng cầu ý kiến là công việc soạn giáo án, việc thực hiện chương trình, sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và hội giảng. Phỏng vấn các TTCM ngay khi

thu phiếu thì đa số cho rằng các HT thường xuyên quan tâm BD chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hoạt động chuyên môn nhưng hiệu quả còn thấp bởi vì theo họ việc nghiên cứu các quy chế chuyên môn, soạn giáo án, thực hiện chương trình có sự tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá chặt chẽ còn việc sinh hoạt tổ

chuyên môn đang nặng về hình thức, sự vụ hành chính, việc dự giờ của các HT còn ít, các tiết hội giảng chủ yếu tập trung vào những người đăng ký thi đua, chưa thật sự lôi cuốn GV. Nhận định này phù hợp với kết quả khảo sát: việc BD chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hoạt động chuyên môn của các HT chưa được quan tâm thường xuyên, chỉđạt mức trung bình (X = 2,58).

Số trung bình điểm X của hoạt động QL này của HT trường PM, HT trường HD, HT trường THĐ theo thứ tự là 2,51; 2,79; 2,49. Mặc dù đánh giá hoạt

động QL của HT trường HD có điểm trung bình cao hơn nhưng cũng chưa đạt mức trung bình khá.

Hoạt động 5.3: Bồi dưỡng phương pháp dạy học

Các ý kiến có độ phân tán cao (S2 = 1,01, S = 1,00), mốt của mẫu số liệu có giá trị x = 3 (khá) ứng với tần số n = 76, tần suất f = 32,34 %, số trung bình chỉ đạt

ở mức trung bình (X = 2,55). Việc BD phương pháp dạy học chưa được các HT quan tâm thường xuyên và đúng mức. Thực tế các HT đã tổ chức cho GV học tập, tiếp cận với các phương pháp dạy học mới theo hướng sử dụng công nghệ thông tin. BD cho GV sử dụng các thiết bị và các phương tiện dạy học hiện đại, các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá biệt hóa được áp dụng rộng, về cơ bản đã chống được cách dạy “thầy đọc – trò chép”. Nhưng các HT không hề có một kế

hoạch về BD phương pháp dạy học cho GV nhất là các GV mới. Những GV dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh cũng chưa được các HT tổ chức dạy riêng một số tiết để

các GV khác cùng dựđể tham khảo, học tập và vận dụng phương pháp giảng dạy. Số trung bình điểm hoạt động QL bồi dưỡng phương pháp dạy học của từng HT đều nằm trong lân cận của 2,5 (X là 2,53; 2,71; 2,44) cũng phản ánh ở từng trường việc BD chuyên môn nghiệp vụ, nội dung dạy học được quan tâm đầu tư hơn việc BD phương pháp dạy học.

Hoạt động 5.4: Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học

Qua phỏng vấn TTCM của các trường, đa số đều cho rằng các HT đều đưa vào phương hướng nhiệm vụ năm học việc BD phương pháp nghiên cứu khoa học với mục đích nâng cao trình độ GV, nhằm ứng dụng việc nghiên cứu khoa học vào giảng dạy, giáo dục HS một cách thiết thực. Đầu năm học nhà trường tổ chức cho GV đăng ký đề tài, hướng dẫn đề cương, cuối năm tổ chức đánh giá. Việc tổ chức hội thảo về phương pháp nghiên cứu khoa học, tổng kết rút kinh nghiệm, thống kê số lượng và mức độ các đề tài được áp dụng vào thực tiễn chưa có. Sự đánh giá ở

trên, cùng với kết quả khảo sát (X = 2,17, S2 = 1,15, S = 1,07) chứng tỏ việc BD phương pháp nghiên cứu khoa học của các HT chưa được quan tâm thường xuyên,

đúng mức bằng việc BD phương dạy học.

Số điểm trung bình đánh giá kết quả hoạt động QL này của từng HT cũng rất thấp (X là 2,21; 2,21; 2,06) cho thấy việc BD phương pháp nghiên cứu khoa học ở từng trường cũng không được chú trọng. Việc BD phương pháp nghiên cứu khoa học của các HT được đánh giá ở mức độ yếu là chính xác, nó chưa đủ sức để

cuốn hút tất cả GV vào cuộc mà chỉđược số GV đăng ký thi đua quan tâm để có đủ

hồ sơ xét thi đua.

Hoạt động 5.5: Hàng năm đều có đề ra yêu cầu để GV tự bồi dưỡng

So sánh việc đề ra yêu cầu để GV tự BD hàng năm giữa HT các trường qua số trung bình ta thấy số điểm QL của HT trường PM và trường HD rất cao, đều ở

mức tốt (X là 3,65 và 3,74), HT trường THĐ có sốđiểm QL thấp hơn, ở mức khá (X = 3,09).

Mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 4 (ứng với tần số n = 149 rất cao, tần suất f = 63,14%) và các ý kiến đánh giá tập trung cao (phương sai S2 = 0,50, độ lệch chuẩn S = 0,71, tần suất chung của giá trị tốt và khá là f = 87,72%) cùng với số

trung bình rất lớn (X = 3,51) cho thấy kết quả QL của các HT về việc đề ra yêu cầu

để GV tự BD hàng năm đạt ở mức tốt.

Trên cơ sở đánh giá trình độ, năng lực, kết quả công việc được giao của từng GV và yêu cầu nhiệm vụ năm học, đầu năm học các HT tổ chức cho GV tự

giác đăng ký nội dung, chương trình tự BD trên nguyên tắc: ai yếu ở nội dung, chương trình nào thì đăng ký tự BD ở nội dung, chương trình ấy. Nhờ vậy mà trình

độ, năng lực của đội ngũ giáo viên được nâng cao. Tuy nhiên nội dung, chương trình tự BD ít tập trung vào phương pháp, chương trình dạy học mà chủ yếu tập trung BD ngoại ngữ, BD sử dụng thiết bị dạy học, BD tin học (làm đề thi trắc nghiệm, soạn giáo án điện tử, lập công thức cộng điểm cho HS, khai thác các phần mềm dạy học). Các HT cũng ít có biện pháp kiểm tra, thúc đẩy việc tự BD của GV mà chỉ tổ chức đăng ký, duyệt và cuối năm tổ chức đánh giá.

Đim trung bình chung ca các hot động QL t hot động 5.1 đến 5.5 là X = 5 51 , 3 17 , 2 55 , 2 58 , 2 19 , 3     = 2,80 cho thy công tác QL ca các HT v BD đội ngũ giáo viên đạt mc trung bình khá, vic QL chưa tht sđi vào chiu sâu, cht lượng BD chưa cao. Có 1 hot động QL được đánh giá mc tt, 1 hot động QL mc khá, 2 hot động QL mc trung bình và 1 hot động QL mc yếu.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)