0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Lịch sử địa giới hành chính huyện Bình Chánh

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH TP HCM (Trang 29 -35 )

L ỜI CẢM ƠN

1.3.2. Lịch sử địa giới hành chính huyện Bình Chánh

Theo sách địa chí đầu tiên của vùng đất Nam Bộ là Gia Định thành thơng chí

bao gồm hai tổng Tân Phong và Long Hưng theo phân định hành chính vào năm 1808 dưới thời vua Gia Long. Sau đĩ, theo cải cách hành chính vào năm 1832 của

vua Minh Mạng thì Gia Định thành với 5 trấn đã bị giải thể để thành lập 6 tổng. Theo đĩ, tổng Tân Phong được chia làm 3 tổng mới là Tân Phong Thượng, Tân

Phong Trung và Tân Phong Hạ; tổng Long Hưng được chia thành 3 tổng mới là

Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và Long Hưng Hạ. Địa giới hành chính huyện Bình Chánh ngày nay nằm chủ yếu trong các tổng Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và một phần của tổng Dương Hịa Hạ (các xã Bình Hưng Hịa, Vĩnh Lộc và làng Tân Hịa). Trong đĩ cĩ các phần đất thuộc các xã Bình Hưng Hịa, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B mới được sáp nhập từ sau năm 1975.

Sơ đồ địa giới huyện Bình Chánh ngày nay vào các năm 1802 và 1832

Cũng theo sách Gia Định thành thơng chí thì vào đầu thế kỷ XIX, trong các tổng Tân Phong và Long Hưng đã cĩ những làng sau đây thuộc về lãnh thổ huyện

Bình Chánh ngày nay:

Làng Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh, An Phú Tây, Hưng Long, Tân Kiều,

Tân Quý, Tân Liễu, Bình Giao, Tân Nhiễu, Tân Quý Tây, Châu Thới, Tân Thủy, và

phường An Lạc thuộc tổng Long Hưng [29,tr.35-37].

Dưới thời thuộc Pháp, nhiều làng cĩ phong trào kháng chiến bị Pháp xĩa tên và sáp nhập vào làng lân cận, như trường hợp làng Bình Giao bị giải thể để sáp

nhập vào làng Hậu Mỹ và làng Tân Liễu sáp nhập vào làng Hưng Long (địa bàn làng Bình Giao và Tân Liễu ngày nay thuộc xã Hưng Long).

Dưới thời chính quyền Ngơ Đình Diệm, do cải cách hành chính, lấy xã làm

đơn vị hành chính cấp cơ sở, một số làng được sáp nhập và trở thành đơn vị hành chính cấp xã. Chẳng hạn xã An Phú Tây gồm các làng Châu Thới, Tân Nhiễu, Tân Thủy, một phần của làng Tân Kiều và làng Bình Điền; xã Hưng Long gồm các làng Hưng Long, Hậu Mỹ, Bình Giao, Tân Liễu; xã Tân Quý Tây gồm các làng Tân Quý, Tân Quý Tây và Phước Bình; xã Tân Túc gồm các làng Thạnh Hịa, Long Bình, Long Phú, Tân Tảo, Tân Hồ, Đại Thạnh…

Năm 1959, một số xã được sáp nhập lại với nhau thành một xã mới như

trường hợp của xã Bình Đăng và xã Chánh Hưng. Hai xã này nhập lại thành một xã mới cĩ tên là Bình Hưng, xã Phong Đước và An Phú nhập lại thành xã Phong Phú.. Xã mới được đặt tên theo cách ghép một từ trong tên của mỗi xã cũ lại với nhau

thành một từ ý nghĩa nhất.

Theo Nghị định số 138/BNV-HC-NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ dưới chính

quyền Sài Gịn ký ngày 29/4/1957 về việc thành lập tỉnh Gia Định thì huyện Bình Chánh ngày nay là một quận của tỉnh Gia Định. Quận Bình Chánh cĩ huyện lỵ tại

xã Bình Chánh gồm cĩ 3 tổng với 16 xã được phân định như sau:

Tổng Long Hưng Trung gồm các xã Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Túc, Hưng

Long, Quy Đức và Tân Quý Tây.

Tổng Long Hưng Thượng gồm các xã Tân Kiên, An Lạc, Bình Trị Đơng, Tân

Tạo và Tân Nhựt.

Tổng Tân Phong Hạ gồm các xã Chánh Hưng, Bình Đăng, Phong Đước, An

Phú và Đa Phước.

Theo Nghị định trên thì vào lúc tỉnh Gia Định mới thành lập, hai xã Bình

Tân Bình, một trong 6 quận của tỉnh Gia Định theo phân định hành chính của chính

quyền Sài Gịn. Ngày 29/2/1960, Tổng thống Ngơ Đình Diệm ký Nghị định số

232/BNV-NC8-NĐ quyết định nhập xã Tân Hịa thuộc quận Tân Bình vào xã Vĩnh

Lộc cùng quận1. Như vậy, sáp nhập xã Bình Hưng Hịa và Vĩnh Lộc vào quận Bình Chánh nghĩa là sáp nhập cả ba xã bao gồm Bình Hưng Hịa, Vĩnh Lộc và Tân Hịa của quận Tân Bình hồi năm 1957.

Huyện Bình Chánh ngày nay tuy thuộc vào địa bàn tỉnh Gia Định dưới thời

chính quyền Sài Gịn nhưng lại khơng thuộc tỉnh Gia Định theo sự phân định hành

chính vào đầu thế kỷ XX của chính quyền thực dân Pháp. Vào thời đĩ, phần lớn địa

giới huyện Bình Chánh ngày nay lại thuộc vào tỉnh Chợ Lớn.

Tỉnh Chợ Lớn vào năm 1917 gồm cĩ 4 quận là Trung Quận, quận Cần Giuộc,

quận Rạch Kiến và quận Đức Hịa. Theo sự phân định hành chính thời bấy giờ thì Trung Quận gồm cĩ 4 tổng là Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và Long Hưng Hạ. Tổng Tân Phong Hạ gồm cĩ 6 làng là An Phú, Phong

Đước, Đa Phước, Bình Đăng, Bình Đơng và Chánh Hưng, trong đĩ làng Bình Đơng

nay thuộc quận 8, các làng cịn lại thuộc xã Bình Hưng, Đa Phước và Phong Phú (Bình Chánh) ngày nay. Tổng Long Hưng Thượng cĩ 7 làng là Tân Hịa Đơng, Tân

Tạo, Bình Trị Đơng, Tân Kiên, An Lạc, Phú Định và Tân Nhựt. Các làng Tân Hịa

Đơng và Phú Định nay thuộc quận 6, các làng cịn lại thuộc vào thị trấn An Lạc, xã Bình Trị Đơng, xã Tân Tạo, xã Tân Kiên và xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh. Tổng Long Hưng Trung gồm các làng Tân Túc, Mỹ Yên, Bình Chánh và An Phú Tây. Các làng Tân Túc, Bình Chánh và An Phú Tây nay thuộc các xã cùng tên, riêng làng Mỹ Yên về sau được nhập và tổng Long Hưng Hạ, và đến năm 1957 thuộc vào huyện Bến Lức, tỉnh Long An2. Tổng Long Hưng Hạ cĩ 6 làng nay đều thuộc tỉnh

Long An. Như vậy, nếu so với huyện Bình Chánh hiện nay với địa bàn Trung Quận

vào những năm đầu thế kỷ XX thì huyện Bình Chánh ngày nay là địa bàn Trung Quận trừ đi các làng Bình Đơng (quận 8), Tân Hịa Đơng, Phú Định (quận 6), Mỹ

Yên (huyện Bến Lức, tỉnh Long An), cộng thêm các làng Hưng Long, Qui Đức và

1

Theo Nghị định số 232/BNV/NC8/NĐ của Tổng thống Việt Nam Cộng hịa, ngày 29/2/1960. 2

Tân Quý Tây thuộc tổng Phước Điền Thượng (huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn vào

năm 1917) và thêm các làng Bình Hưng Hịa, Vĩnh Lộc, Tân Hịa của tổng Dương

Hịa Thượng[14,tr.285-295].

Một điểm lưu ý là địa giới các tổng vào năm 1917 khơng hồn tồn trùng khớp

với các tổng đã được phân định vào năm 1957 mà chúng tơi đã trình bày ở trên bởi

các làng trong những tổng này tuy khơng thay đổi nhiều lắm về tên gọi cho đến

ngày miền Nam hoàn tồn giải phĩng nhưng thực tế đã qua nhiều lần thay đổi địa

giới hành chính do sự sáp nhập các làng vào đơn vị hành chính xã. Ngay cả địa giới làng theo phân định dưới thời thuộc Pháp cũng khơng cịn như trước do sự giải thể

một số làng để nhập vào các làng lân cận. Trường hợp của làng An Phú Tây là một

ví dụ. Vào năm 1917, làng An Phú Tây nhận thêm một số làng như Tân Thủy, Tân

Nhiễu, Tân Kiều, Châu Thới và Bình Điền sáp nhập vào. Qua nhiều lần thay đổi,

làng An Phú Tây ban đầu tưởng như nằm trên địa bàn xã An Phú Tây, huyện Bình

Chánh ngày nay nhưng thực tế đã thuộc về quận 8, trong khi tên làng lại được đặt

tên cho xã mà nĩ khơng thuộc vào. Xã An Phú Tây hiện nay chỉ cịn các làng Tân Thủy, Tân Nhiễu, Châu Thới, một phần làng Tân Kiều và một phần làng Bình Điền. Hơn nữa, ranh giới cĩ tính quy ước của các làng xưa ngày càng mờ nhạt dần mặc dù

ở một số nơi, sinh hoạt cộng đồng của làng cịn được lưu lại qua việc cúng đình

nhưng người cúng đình đã khơng hồn tồn xác định là họ thuộc làng nào.

Dưới thời chính quyền Sài Gịn, huyện Bình Chánh (lúc bấy giờ là quận Bình Chánh) gồm 15 xã, gồm cĩ 60 ấp, quận lỵ đặt tại xã Bình Chánh. Vào năm 1976,

TP. Hồ Chí Minh được thành lập, Bình Chánh trở thành một huyện ngoại thành của

thành phố. Từ đĩ đến nay, Bình Chánh trải qua nhiều thay đổi về mặt địa giới hành chính giữa các xã trong huyện.

Trước tiên là sự sáp nhập hai xã Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hịa ở phía Đơng

Bắc, từ quận Tân Bình vào huyện Bình Chánh nhằm xác định ranh giới khu vực nội

thành và ngoại thành TP. Hồ Chí Minh.

Trong những năm 1975 - 1980, với mục đích khai hoang phục hĩa các vùng

trình thủy lợi đã được xây dựng trên địa bàn huyện. Hàng loạt các kênh đào ở đây đã được hoàn thành bởi lực lượng thanh niên xung phong và nhân dân trong huyện.

Cùng với việc đào kênh là phong trào khai phá những vùng đất bị hoang hĩa. Trên những vùng đất mới khai phá đĩ đã hình thành nên hai nơng trường là nơng trường

Lê Minh Xuân, nơng trường Phạm Văn Hai và nhiều khu dân cư. Đến tháng 4 năm

1977, trên khu vực này hình thành nên hai xã là xã Lê Minh Xuân và xã Phạm Văn

Hai1. Cư dân hai xã này lúc mới thành lập chủ yếu là từ các quận nội thành đi xây

dựng kinh tế mới.

Cũng thời điểm này, xã Bình Lợi được thành lập dựa trên sự phân định ranh giới giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Thành phần dân cư tại hai xã này chủ

yếu là những người đi xây dựng kinh tế mới và một số ít là những người hồi hương.

Sự mở rộng diện tích tự nhiên huyện Bình Chánh song song với việc hình thành các khu dân cư mới và quá trình đơ thị hĩa diễn ra khá mạnh ở vùng ven phía

Đơng Nam thành phố vào đầu thập niên tám mươi địi hỏi một giải pháp quy hoạch

tổng thể nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện. Trên tinh thần đĩ, năm 1981,

huyện lỵ huyện Bình Chánh được chuyển từ xã Bình Chánh về xã An Lạc, một xã

vùng ven đang đơ thị hĩa mạnh mẽ. Cũng trong năm này, xã An Lạc được giải thể

để thành lập nên thị trấn An Lạc. Thị trấn mới thành lập cĩ diện tích tự nhiên 610ha. Diện tích cịn lại của xã An Lạc trước đây được nhập vào xã Tân Kiên (63ha), xã Tân Tạo (220ha) và xã Bình Trị Đơng (255ha)2.

Tháng 11 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định điều chỉnh địa giới xã Vĩnh Lộc. Theo đĩ xã Vĩnh Lộc tách ra làm hai xã là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B3.

Sau những thay đổi trên, đến cuối năm 1985, huyện Bình Chánh cĩ 19 xã và một thị trấn.

1

Hai xã Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai được thành lập theo Quyết định số 80-BT của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ngày 13/4/1977.

2

Thị trấn An Lạc được thành lập theo quyết định số 67/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ký ngày 12/9/1981. theo quyết định này thì xã An Lạc (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) được giải thể để thành lập Thị trấn

An Lạc (huyện lỵ Bình Chánh) với diện tích là 614ha; phần cịn lại của xã An Lạc được sáp nhập vào các xã cùng huyện là xã Bình Trị Đơng (255ha), xã Tân Tạo (220ha), xã Tân Kiên (63ha).

3

Quyết định 258/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 1/11/1985 chia xã Vĩnh Lộc ra thành 2 xã là Vĩnh

Lộc A và Vĩnh Lộc B. Quyết định này điều chỉnh địa giới một số phường của quận 4 và xã của huyện Bình Chánh.

Chương 2. NHỮNG CHUYỂN ĐỔI TRONG CẢNH QUAN MƠI TRƯỜNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA (1986 - 2003)

Trong kết cấu của đơ thị, cảnh quan mơi trường và cơ sở hạ tầng được xem như “phần cứng”, nĩ phản ánh sự phát triển của một đơ thị. Sự chuyển biến từ nơng thơn sang đơ thị thể hiện trước tiên qua cảnh quan mơi trường và cơ sở hạ tầng.

Chính vì vậy, quá trình đơ thị hĩa trước tiên là quá trình chuyển biến của cảnh quan và cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH TP HCM (Trang 29 -35 )

×