Mở rộng màng lưới hoạt động và đa dạng hoá các hình thức huy động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả tín dụng của Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 57 - 63)

III. Đánh giá chung thành tích, hạn chế và nguyên nhân 1 Những kết quả đạt được

2.1.4.Mở rộng màng lưới hoạt động và đa dạng hoá các hình thức huy động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng

2. Các giải pháp tạo vốn

2.1.4.Mở rộng màng lưới hoạt động và đa dạng hoá các hình thức huy động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng

huy động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng

* Mở rộng màng lưới hoạt động

Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng hoạt động đan xen trên cùng một địa bàn thì việc mở rộng màng lưới là điều rất cần thiết là vì nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cư đang còn rất lớn. Để khai thác được nguồn vốn thì màng lưới huy động vốn của Ngân hàng phải được mở rộng (hiện nay mới chỉ có 3 điểm huy động vốn ngoài trụ sở) đảm bảo thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng. Mở rộng màng lưới giúp Ngân hàng thu hút tối đa vốn và cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Để huy động tiết kiệm thì Sở Giao dịch NHNo&PTNT cần mở thêm các phòng giao dịch, mở bàn tiết kiệm di động tại các UBND phường nơi trả tiền đền bù cho dân cư. Điều chỉnh thời gian giao dịch: đưa thêm hình thức nhận và trả tiền gửi ngoài giờ hành chính, ngày lễ tết, thực hiện thu nhận tại nhà, tại trụ sở doanh nghiệp, tại các đầu mối thanh toán.

* Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

Sở Giao dịch NHNo&PTNT cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động, huy động dưới mọi hình thức để có thể tăng được nguồn vốn. Hiện nay các loại hình huy động vốn của Sở Giao dịch NHNo&PTNT chưa thực sự đi vào lòng dân, chưa thực sự sáng tạo mà phụ thuộc 100% và NHNo&PTNT Hà Nội công bố loại nào thực hiện loại đó. Vì vậy vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để có thể thu hút được một lượng vốn tối đa vào Ngân hàng. Ngân hàng có thể áp dụng các hình thức huy động như sau:

- Đối với tiền gửi không kỳ hạn

Mở các loại tài khoản phục vụ khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng. Tuỳ theo loại khách hàng để mở cho họ một tài khoản thích hợp hoặc một khách hàng có thể mở hai hay ba tài khoản phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng luôn có sự hướng dẫn và tạo điều kiện cho khách hàng chuyển số dư từ tài khoản này sang tài khoản khác một cách dễ dàng, thuận tiện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân, theo xu hướng chung của Ngân hàng mở tài khoản cá nhân cho các cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp và khu vực hành chính sự nghiệp. Nghiên cứu áp dụng tài khoản vãng lai ở những cơ quan doanh nghiệp hoạt động tốt, thu nhập cao và có sự đảm bảo, cam kết chắc chắn. Tạo điều kiện cho người gửi tiền được hưởng các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán nhanh, chuyển tiền nhanh, được thấu chi tài khoản theo mức thoả thuận với Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng tiếp tục đầu tư công nghệ mới cộng với

các hình thức tiết kiệm để khách hàng có thể rút tiền bằng thẻ, bằng máy ATM.

- Đối với tiền gửi có kỳ hạn

Ngân hàng cần xem xét tiếp tục đa dạng hoá về kỳ hạn, về hình thức và chuyển nhượng. Hiện nay Ngân hàng mới chỉ có các hình thức huy động có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trong tương lai Ngân hàng cần đưa ra nhiều kỳ hạn hơn, có kỳ hạn dài hơn.Về hình thức gửi tiền thì cần tiếp tục đa dạng hoá hơn ngoài hình thức huy động như thông qua phát hành kỳ phiếu thì Ngân hàng nên mở rộng các hình thức như tiền gửi tích luỹ...

- Đối với tiền gửi tiết kiệm

Không ngừng hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động tiết kiệm hiện có đồng thời xây dựng những hình thức huy động mới. Ngoài các hình thức huy động truyền thống, Ngân hàng nên hình thành và phát triển một số hình thức mới vừa có tính chất huy động vừa có tính chất cho vay nhằm giải quyết mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn.

Ngân hàng cần đa dạng hơn nữa các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, đưa ra nhiều thời hạn khác nhau cho các loại tiền gửi tiết kiệm. Ngoài hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng như hiện nay, Ngân hàng cần tạo lập thêm nhiều hình thức huy động mới khác như:

+ Tiết kiệm rút định kỳ một số tiền bằng nhau: nhằm giải toả tâm lý mất quyền sử dụng tiền của người gửi tiền, loại hình tiết kiệm này cho phép người gửi tiền được rút ra từng định kỳ một số tiền bằng nhau cho đến khi đáo hạn, giúp họ giải quyết được các khó khăn hoặc nhu cầu cần thiết đột xuất nảy sinh.

+ Tiết kiệm dưỡng lão: Hợp đồng tiết kiệm dưỡng lão có thể coi là sản phẩm lai tạp giữa bảo hiểm và Ngân hàng. Đó là một loại “bảo hiểm nhân

thọ”đặc thù do Ngân hàng cung cấp cho dân cư, nhằm bổ khuyết vào sự thiếu vắng về loại sản phẩm này của ngành Bảo hiểm Việt Nam, mặt khác nó lại thích ứng hơn với đặc điểm tâm lý của người Việt Nam, nhờ các lợi thế sau:

Thứ nhất, cung cấp cho người dân một dịch vụ quản lý nguồn tích luỹ của cá nhân để đảm bảo nguồn sống khi về già hoặc hết khả năng lao động, mà không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục hành chính như các loại hình bảo hiểm chính thống.

Thứ hai, phần vốn gốc không mất đi nếu người hưởng thụ chết trước hạn, mà sẽ được thừa kế trọn vẹn theo pháp luật, hoặc có thể trả lại toàn bộ cùng lãi suất (sau thời hạn nhất định, tối thiểu là 10 năm) cho người thụ hưởng ngay khi thường sống, hay được chuyển đổi thành các khoản niên kim thu nhập ổn định trọn đời.

Thứ ba, là tính linh hoạt, mềm dẻo của một số sản phẩm tiền tệ được thể hiện ở chỗ: người gửi được toàn quyền quyết định về số tiền, tiền gửi mỗi lần tuỳ theo khả năng tích luỹ thực của mình chứ không bị bó buộc định kỳ, định mức như đóng bảo hiểm.

Thứ tư, khi cung cấp các loại hình tiết kiệm dưỡng lão này, Ngân hàng sẽ khai thác được ưu thế về mặt tài chính về một loại sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Ngân hàng thu nhận và quản lý được một nguồn tiền ổn định, liên tục và lâu dài. Vì vậy, có quyền quyết định sử dụng để đầu tư trung dài hạn.

Với các xu hướng nêu trên, sản phẩm này có sức cạnh tranh đặc biệt đối với ngành Bảo hiểm.

* Đa dạng hoá các dịch vụ của Ngân hàng

Ngày nay, phương thức cạnh tranh giữa các Ngân hàng là cạnh tranh bằng loại hình và chất lượng dịch vụ cung ứng. Hiện nay tỷ trọng các khoản thu dịch vụ của NHNo&PTNT còn đang chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu kinh

doanh Ngân hàng. Trong những năm qua Sở Giao dịch NHNo&PTNT chưa đa dạng hoá các dịch vụ, chuyển tiền nhanh mới làm tại trung tâm, các phòng giao dịch chưa thực hiện. Phí chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C còn quá ít. Để tăng nguồn vốn huy động, thu hút nhiều khách hàng, tăng nguồn thu từ dịch vụ, Sở Giao dịch NHNo&PTNT cần nghiên cứu và triển khai thêm các hình thức sau:

- Dịch vụ tư vấn

Trong dịch vụ này Ngân hàng có thể hướng dẫn khách hàng xây dựng một dự án, lựa chọn sản phẩm sản xuất, tính toán nguồn tài trợ cho dự án với lãi suất tiền vay có lợi nhất. Ngân hàng tư vấn giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch, phân tích tài chính. Đối với khách hàng khi đến Ngân hàng có thể chưa hiểu rõ về các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng có thể cung ứng. Nhân viên Ngân hàng có thể hướng dẫn khách hàng lựa chọn hình thức phù hợp nhất, vừa ý nhất để khách hàng thực hiện gửi tiền hay đầu tư. Khi được tư vấn khách hàng có thể chọn gửi tiết kiệm, mua kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng cũng có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay mua cổ phiếu của một đơn vị khác.

- Dịch vụ tại nhà

Xét về mặt dân trí thì nước ta trình độ dân trí chưa cao. Hơn nữa những người già yếu, neo đơn, những người khuyết tật sẽ gặp khó khăn, trở ngại khi đến Ngân hàng gửi tiền, do vậy việc Ngân hàng cử các cán bộ công nhân viên của mình xuống tận nơi để hướng dẫn thực hiện các thủ tục nhận gửi tiền khi nhận được điện thoại hoặc thư yêu cầu. Dịch vụ tại nhà này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, chính vì vậy tất cả khách hàng đều có thể được hưởng dịch vụ này của ngân hàng. Đây là biện pháp hiệu quả, thu hút được một bộ phận khách hàng lâu nay còn chưa được chú ý tới.

Hiện nay tại Sở Giao dịch NHNo&PTNT có nhiều cơ quan, trường học, doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Ngân hàng nên vận động các đơn vị này trả lương qua tài khoản Ngân hàng.Từ số dư tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp. Nếu nhân viên nào có tài khoản tại Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ tự động nhập tiền lương vào tài khoản của họ. Còn đối với những nhân viên không có tài khoản hoặc có tài khoản tại Ngân hàng khác thì Ngân hàng vẫn có thể gửi tiền về tận nhà hay gửi vào tài khoản của họ theo yêu cầu.

- Ngân hàng giao chỉ tiêu cụ thể từng tháng đối với cán bộ kinh doanh, thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ nhằm thu hút vốn.

- Duy trì và hướng dẫn các đơn vị đăng ký sử dụng dịch vụ phonebanking.

- Tìm khách hàng để thanh toán quốc tế: mở L/C, thanh toán L/C, ... qua đó tạo cơ sở cung ứng các dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng.

Như vậy trong cạnh tranh giữa các Ngân hàng thì yếu tố giá cả (lãi suất), chất lượng sản phẩm, màng lưới hoạt động và chính sách quảng bá sản phẩm đều rất quan trọng để thu hút khách hàng trong đó yếu tố lãi suất có thể nói là quan trọng hàng đầu, nhất là đối với khách hàng chưa có quan hệ với Ngân hàng. Tuy nhiên không lấy lợi thế lãi suất làm công cụ cạnh tranh chủ yếu mà tập trung sử dụng chất lượng phục vụ (phong cách phục vụ, công nghệ), nâng cao tiện ích và đa dạng hoá sản phẩm huy động để thu hút khách hàng.

Huy động tổng lực (trong đó phòng nguồn vốn kinh doanh là đầu mối), tất cả các phòng nghiệp vụ có quan hệ trực tiếp với khách hàng qua tiếp xúc và phục vụ khách hàng, tiếp cận khả năng huy động vốn nhàn rỗi của khách hàng tiềm năng để tiếp tục thu hút khách hàng gửi tiền. Quán triệt mỗi cán bộ

tín dụng, kế toán, kho quỹ ngoài nhiệm vụ tác nghiệp chính, còn có trách nhiệm như một cán bộ huy động vốn. Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn đến từng phòng nghiệp vụ chức năng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả tín dụng của Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 57 - 63)