Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoạitệ tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội (Trang 37 - 48)

Hệ thống văn bản quản lý kinh doanh ngoại hối của Nhà nước và NHNN Việt Nam:

- Nghị định 63/1998/NĐ- CP nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối ban hành ngày 17/ 08/1998.

- Quyết định 17/1998/QĐ- NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 10/ 01/1998 về quy chế hoạt động giao dịch ngoại hối.

- Quyết định 18/1998/QĐ- NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 10/ 01/1998 về việc quy định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.

- Quyết định 1081/ 2002/ QĐ- NHNN về trạng thái ngoại tệ đối với các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối.

- Nghị định 64/1999/QĐ- NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá hối đoái của VND với các ngoại tệ ban hành ngày 25/ 02/1999.

- Quyết định 1278/ 2001/ QĐ- NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban điều hành quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước ngày 09/ 10/2001.

- Quyết định 101/1999/ QĐ- NHNN9 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Hệ thống và văn bản pháp lý về kinh doanh ngoại hôí tại NHNN&PTNT Hà Nội.

- Quyết định 61/2001 TTG ngày 25/4/2001.

- TT 05/ TT-NHNN ngày 31/5/2001 về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.

- Quyết định 447/ QĐ-NHNo-QHQT ngày 07/6/2001 ban hành kỹ thuật và nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

- Quyết định 3505/NHNo-QHQT ngày 11/10/2001 hướng dẫn mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

- Quyết định 283/2000/QĐ-NHNo 14 ngày25/08/2000 của thống đốc và QĐ số 09/HĐQT-05 ngày 18/01/2001 và hướng dẫn thực hiện quyết định 09/HĐQT của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Văn bản 3056/NHNo-QHQT ngày 11/10/2001 hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ mở thư tín dụng trả chậm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

- Văn bản 1301/NHNO-QHQT ngày 05/11/2002 về quy trình mua bán ngoại tệ.

- Văn bản 4496/NHNo-KTKH ngày 17/11/2004 về biện pháp ưu đãi nhăm mở rộng kinh doanh ngoại tệ.

Hiện nay, NHNo&PTNT Hà Nội chủ yếu thực hiện hai nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đó là mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot), mua bán ngoại tệ kỳ hạn

(Forward), mua bán ngoại tệ hoán đổi (nhưng rất ít) và áp dụng theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là một mảng nghiệp vụ của phòng Kế hoạch Nguồn vốn.

a/ Mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot):

Hàng ngày vào đầu giờ làm việc, cán bộ giao dịch tiến hành xác định tỷ giá giao ngayVND/USD trên cơ sở: tỷ giá do NHNN công bố và tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các giao dịch sau đó đều dựa vào tỷ giá này và được sử dụng trong suốt ngày hôm đó. Yết tỷ giá bao gồm cả tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Dựa vào tỷ giá bình quân, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra được phép + -0,25%.

Chẳng hạn tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay ngày 18/04/2004 như sau:

Loại ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán

Tiền mặt Chuyển khoản

USD 15800 15823 15825 EUR 20340 20400 20646 JPY 14437 14583 14819 GBY 29490 29700 30233 CHF 13080 13160 13356 AUD 12124 12190 12320 SGD 9450 9540 9674 CAD 12630 12750 12930 HKD 2000 2016 2040

Thủ tục mua bán tuỳ theo đối tượng khách hàng và được thực hiện theo quy trình giao dịch sau:

• Giao dịch mua ngoại tệ:

Đối tượng:

- Khách hàng là các DN có nguồn USD có thể bán lại cho NH

- Khi các DN có nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về, bắt buộc phải bán lại 40% cho NH ngay khi tiền về tài khoản.

- Khi khách hàng bán ngoại tệ bằng tiền mặt cho NH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ giá giao dịch giao ngay có thể theo tỷ giá công bố, có thể theo tỷ giá thoả thuận (nếu thoả thuận thường có lợi cho khách hàng).

Thủ tục:

- Đối với nguồn kiều hối và với khoản 40% kết hối theo quy định, kế toán tự động trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng và chuyển VND vào tài khoản tương ứng, tỷ giá mua vào do NH công bố.

- Với các giao dịch mua bán khác thì khách hàng có yêu cầu, kế toán căn cứ theo yêu cầu của khách hàng mua ngoại tệ theo tỷ giá mua vào, không cần phải qua phòng Nguồn vốn duyệt.

- Đối với các giao dịch mua với tỷ giá khác tỷ giá được cộng bố thì kế toán phải chuyển qua phòng nguồn vốn duyệt.

- Trong trường hợp mua giao ngay của các ngân hàng khác, phòng nguồn vốn chủ động thoả thuận và ký kết hợp đồng, sau đó chuyển hợp hợp đồng cho kế toán thực hiện.

Doanh số mua ngoại tệ trong 2 năm qua như sau:

Loại ngoại tệ Năm 2003 Năm 2004 2003/2004 (%)

USD 92,719,318.21 183,900,009.60 +98,34

EUR 7,542,645.03 35,690,633.34 +373,18

JPY 229,297,041.70 850,190,634.00 +270,78

GBP 52,606.80 45,170.00 -0,16

AUD 180,498.00 163,040.25 -10,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004)

Hai loại ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất trong doanh số mua ngoại tệ là USD và JPY. Trong năm 2004, thì cósự tăng rõ rệt của lượng mua EUR và JPY chứng tỏ sự gia tăng trong quan hệ quốc tế với Châu Âu và Nhật Bản.

• Giao dịch bán ngoại tệ:

Đối tượng:

- Khi TCKT mua USD với số lượng tương đối lớn nhưng là khách hàng đặc biệt của ngân hàng như:

Có nguồn USD bán giao ngay cho NH với số lượng xin mua trong hạn mức Số ngoại tệ xin mua được sử dụng vào mục đích liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của NH, các nguồn thu (lãi vay, phí thanh toán quốc tế…) đủ bù đắp chi phí.

- Đối với cá nhân xin mua USD để chi cho các hoạt động thanh toán nước ngoài phải có đầy đủ các giấy tờ cần thiết và hoá đơn, hợp đồng theo quy định.

- Khi khách hàng mua ngoại tệ không phải là các ngoại tệ thông dụng

Thủ tục:

- Đối với USD:

+ Khi khách hàng mua với số lượng ít, các phòng chức năng (TD, TTQT) nhận hồ sơ của khách hàng và hoàn thiện thủ tục, sau đó phòng Nguồn vốn duyệt bán theo tỷ giá công bố. Phòng nguồn vốn sẽ chuyển cho kế toán thực hiện giao dịch.

+ Khi khách hàng mua USD với số lượng tương đối lớn nhưng trong hạn mức số USD đã bán cho NH thì NH có thể bán giao ngay cho khách hàng.

+ Khi khách hàng mua USD với số lượng lớn nhưng ngoài hạn mức thì khách hàng phải báo trước cho phòng Nguồn vốn, phòng Nguồn vốn sẽ tính toán phương án tổng thể đối với toàn NH. Sau khi đảm bảo phương án có hiệu quả, phòng Nguồn vốn sẽ chính thức trả lời cho khách hàng và nhận hồ sơ.

- Đối với EUR và JPY:

Là hai ngoại tệ khá thông dụng, chi nhánh thường để số dư và trạng thái ngoại tệ tương đối thấp (khoảng 300.000 EUR và vài chục triệu JPY). Khi khách hàng đến mua, làm các thủ tục cần thiết tại các phòng TD, TTQT. Sau khi phòng Nguồn vốn nhận đầy đủ hồ sơ sẽ duyệt bán theo tỷ giá giao ngay công bố (nếu không có thoả thuận khác). Trường hợp khách hàng xin mua với số lượng lớn thì

phải báo trước cho phòng Nguồn vốn để chuẩn bị nguồn. Phòng Nguồn vốn sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ xuống cho kế toán thực hiện.

- Đối với các loại ngoại tệ khác: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do ít thông dụng nên phòng Nguồn vốn chỉ để số dư tương đối ít cho nên khi khách hàng có nhu cầu mua thì các phòng chức năng sẽ thông báo trước cho phòng Nguồn vốn, phòng Nguồn vốn làm điện mua từ NHNNoNN. Sau khi có tiền về sẽ duyệt bán cho khách hàng theo tỷ giá đảm báo hiệu quả kinh doanh.

Khi NH không thể bán giao ngay theo tỷ giá công bố mà phải bán cao hơn theo tỷ giá thị trường nhưng không làm qua hợp đồng kỳ hạn, NH sẽ tiến hành giao dịch thông qua một ngoại tệ trung gian, bằng cách đồng thời thực hiện 2 giao dịch như sau: (VD: bán USD lấy VND)

Bán USD lấy EUR theo tỷ giá thoả thuận.

Bán EUR lấy VND theo tỷ giá giao ngay công bố.

Hai bên đồng thời ký kết 2 hợp đồng, sau khi đã đầy đủ chữ ký sẽ chuyển xuống kế toán thực hiện giao dịch.

Theo Quyết định số 18/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc quy định trạng thái ngoại tệ cuối tháng không vượt quá 30% vốn tự có, trong đó USD là 15%. NHNo NN sẽ quy định mức dự trữ ngoại hối cho chi nhánh theo một hạn mức nhất định, nếu vượt quá hạn mức đó, chi nhánh phải bán lại số ngoại tệ dư thừa cho NHNo NN, ngược lại chi nhánh phải mua đủ số quy định để thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của NHNo NN.

Hiện nay, các ngoại tệ được mua bán tại chi nhánh bao gồm: USD, EUR, JPY, GBP, AUD trong đó USD và JPY chiếm tỷ trọng hơn cả. Doanh số bán ra các loại ngoại tệ cho khách hàng tại chi nhánh trong hai năm qua được phản ánh ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Doanh số bán ngoại tệ qua các năm 2003, 2004.

Đơn vị tính: 1 đơn vị tiền tệ

Loại ngoại tệ Năm 2003 Năm 2004 2003/2004 (%)

USD 92,458,743.57 183,239,511.98 +98,2

EUR 7,459,069,99 35,663,804.38 +378,13

JPY 226,649,225.06 847,003,239.00 +273,71

GBP 52,775.80 48,757.04 -8,24

AUD 180,522.50 153,269.75 -17,78

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004)

Mặc dù từ cuối năm 2004 đầu năm 2005 thị trường tiền tệ quốc tế có nhiều biến động. Giá vàng trên thế giới đột ngột tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Đồng EUR tiếp tục lên giá so với đồng USD không chỉ do tình hình chiến sự căng thẳng tại vùng vịnh mà còn xuất phát từ chỉ số kinh tế cho thấy xu hướng tăng trưởng kinh tế của khu vực EU và sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ. Trước tình hình này, chi nhánh đã có những biện pháp nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả nhất, doanh số ngoại tệ bán ra phục vụ khách hàng tăng đáng kể, cụ thể: USD tăng hơn 3,6 lần, EUR tăng 6,1 lần… Điều này có được là do phòng hoạt động trên thị trường liên ngân hàng có hiệu quả, tạo được uy tín trên thị trường.

Tham gia vào hoạt động mua bán với chi nhánh bao gồm: các DN xuất nhập khẩu, các tổ chức kinh tế hoạt động có liên quan về thu ngoại tệ, các chi nhánh trong cùng hệ thống và NHNN. Mức mua bán từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Số lượng bán ra phần lớn phục vụ các DN trong việc thanh toán, ký quỹ mở L/C chiếm 85.75% tổng số bán, chi nhánh đã thực hiện bán giao ngay VND/USD đạt 183,239,511.98 USD và 101,234.457.02 USD quy đổi từ các loại ngoại tệ khác.

Như vậy, việc mua bán ngoại tệ tại thị trường việt Nam khác với thị trường các nước có đồng tiền tự do chuyển đổi ở chỗ: khách hàng cần có đầy đủ thủ tục thì mới được mua ngoại tệ. Điều này dường như không phù hợp với thị trường ngoại hối phát triển song nó lại phù hợp với Quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

b/ Mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Forward):

Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy các giao dịch kỳ hạn hầu như mới phát triển vào giữa năm 1998 trở lại đây, tức là sau khi có Quyết định số 16 và 17/1998- NHNN7 ngày 10/01/1998 của Thống đốc NHNN quy định về việc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các TCTD được phép hoạt động giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi.

Mục đích chính của giao dịch kỳ hạn là nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối khi tỷ giá thay đổi vì trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro về tỷ giá là không thể tránh khỏi nếu như một trong hai bên mua bán thanh toán bằng ngoại tệ.

Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế ở nhiều nước trên thế giới, tỷ giá giao dịch được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. ở Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa theo tỷ giá chính thức do NHNN công bố và biên độ quy định đối với ngoại tệ theo thời hạn giao dịch.

Hiện nay theo quy định của NHNN, đối với giao dịch giữa VND và USD mức tỷ giá áp dụng cho từng thời hạn tối đa không vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi cộng với mức gia tăng cho phép quy định đối với từng kỳ hạn như sau:

Kỳ hạn Mức gia tăng

7 ngày- 30 ngày 0,50%

31 ngày- 60 ngày 1,2%

61 ngày- 90 ngày 1,50%

Phí giao dịch do NHNN quy định: tối đa 1000.000 VND và tối thiểu là 2 USD Nghiệp vụ kỳ hạn được thực hiện theo quy trình sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Giao dịch mua ngoại tệ:

Đối tượng:

- Là các khách hàng có nguồn USD mà muốn bán cho NH với số lượng lớn nhưng không thể bán theo giá NH công bố mà muốn bán với giá cao hơn theo giá thị trường.

- Trường hợp NH muốn dự trữ trước số ngoại tệ trong tương lai.

Thủ tục:

- Giao dịch viên sẽ soạn thảo và ký kết hợp đồng với khách hàng. Sau đó chuyển hợp đồng cho kế toán thực hiện.

- Trường hợp giao dịch giao ngay nhưng dưới hình thức kỳ hạn thì phải lùi ngày ký hợp đồng.

• Giao dịch bán ngoại tệ:

Đối tượng :

- Khi khách hàng mua ngoại tệ với số lượng lớn ngay tại thời điểm hiện tại - Khi khách hàng chủ động đặt mua kỳ hạn để tránh rủi ro trong tương lai.

Thủ tục:

- Phòng chức năng sau khi nhận được thông báo của khách hàng phải thông báo lại với phòng Nguồn vốn. Phòng nguồn vốn tính tỷ giá hợp lý, trả lời cho khách hàng thông qua phòng chức năng.

- Phòng Nguồn vốn sau khi đã xác định rõ các điều kiện- điều khoản giao dịch với khách hàng, sẽ tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng. Sau khi đã có hợp đồng đủ chữ ký thì chuyển cho kế toán thực hiện.

- Đối với khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay theo giá thị trường thì khi ký hợp đồng kỳ hạn phải lùi ngày ký hợp đồng để ngày thanh toán đúng với ngày khách hàng cần mua.

Việc xác định giá mua bán được dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo kinh doanh có lãi nhất cho NH và được khách hàng chấp nhận.

- Đầu giờ sáng: Giao dịch viên tham khảo giá thị trường, căn cứ vào trạng thái ngoại tệ để quyết định mua- bán.

- Giá mua từ các NH khác theo thoả thuận, thường ở mức thấp hơn giá họ chào một vài điểm.

- Mức giá bán ra: tuỳ thuộc vào tính toán của NH, phải đảm bảo nguyên tắc giá bán ra> giá mua vào + chi phí. Đôi khi có thể bán thấp hơn cho khách hàng nếu NH có các khoản thu khác đủ bù đắp.

- Đối với các NH quen thuộc trong cùng hệ thống thường xuyên có mối quan hệ hỗ trợ cho chi nhánh, NH có thể mua bán với họ ở mức giá giữa mức mua vào và bán ra cho DN, đảm bảo cả hai bên cùng có lợi (chia sẻ lợi nhuận cùng chi nhánh).

Tại chi nhánh nghiệp vụ mua bán kỳ hạn chủ yếu được thực hiện đối với các DN, các TCKT có hoạt động xuất nhập khẩu và với các chi nhánh cùng hệ thống, các ngân hàng khác trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

c/ Giao dịch hoán đổi ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội (Trang 37 - 48)