Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội (Trang 58 - 71)

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT

3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội.

tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Kinh doanh ngoại hối nói chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng là một trong những lĩnh vực kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hơn nữa sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam là nhu cầu khách quan có tính quy luật. Các nhà đầu tư ngày càng có nhu cầu lớn về ngoại tệ để họ có thể sử dụng trong giao dịch kinh doanh và thu lợi nhuận. Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu được đối với hoạt động của mỗi ngân hàng vì nó không chỉ đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng mà nó còn là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng đối với bản thân ngân hàng đó.

Nắm vững vai trò và sự cần thiết của kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực khai thác, tìm kiếm cơ hội để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động này đồng thời phát huy những lợi thế mà hoạt động kinh doanh này mang lại.

Xuất phát từ thực trạng kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh trong thời gian vừa qua và phương hướng phát triển trong thời gian tới, căn cứ vào một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cùng với những kiến thức đã học và thời gian thực tập tại chi nhánh em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội.

3.2.1. Phát huy mạnh mẽ nhân tố con người.

- Phát huy mạnh mẽ năng lực của ban lãnh đạo

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động mới mẻ, phức tạp, chứa nhiều rủi ro, thị trường ngoại tệ là một trong những thị trường biến động nhiều

nhất và chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN. Các văn bản pháp quy trong lĩnh vực này thường xuyên được thay đổi, điều chỉnh, thậm chí có nhiều thay đổi có tính bước ngoặt, do đó ban lãnh đạo ngân hàng cần thường xuyên theo dõi sát sao các văn bản này cũng như sự biến động trên thị trường và sự thay đổi từ phía khách hàng.

Các cán bộ lãnh đạo phải có cái nhìn toàn diện, bao quát, kết hợp với đầu óc phân tích tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo đưa ra các biện pháp nhanh chóng kịp thời, phù hợp với từng thời điểm, từng diễn biến mà vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước, không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh mà vẫn hạn chế được mức rủi ro thấp nhất. Để có được những phẩm chất này, cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên trau dồi, tích luỹ kiến thức để có trình độ chuyên môn hoá cao, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có khả năng quản lý và có óc phán đoán nhanh nhạy. Trong quá trình làm việc phải kết hợp trao đổi thông tin chặt chẽ, thường xuyên với các đơn vị bạn. Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo phải là tấm gương thi đua về học tập nghiên cứu, phẩm chất đạp đức và tác phong làm việc khoa học để nhân viên cấp dưới noi theo. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cũng phải nghiên cứu đưa ra các chính sách khen thưởng , kỷ luật thích đáng về cả vật chất và tinh thần, khuyến khích động viên nhân viên làm việc hăng say và đạt hiêu quả cao. Tạo động lực phấn đấu lành mạnh cho mọi người trong toàn chi nhánh, phấn đấu đưa mức lương của cán bộ ngày một đi lên.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Để có thể bắt kịp với nhịp độ phát triển sôi động đòi hỏi cán bộ phải am hiểu chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ, kiến thức luôn được cập nhật và năng cao. Họ phải có khả năng vận hành các quy trình nghiệp vụ một cách chủ động, xử lý kịp thời mọi tình huống, tạo ra hiệu quả trong kinh doanh, hỗ trợ Ban lãnh trong việc quản lý. Do đó nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của chi nhánh là phải củng cố nguồn nhân lực hiện có, đào tạo nhân viên theo các tiêu chuẩn cơ bản thiết yếu sau:

+ Các quy trình nghiệp vụ ngân hàng phải am hiểu tường tận, thấu đáo + Trình độ ngoại ngữ phải ở mức nghe nói, giao tiếp với người nước ngoài, có khẳ năng dịch một số tài liệu chuyên ngành.

+ Trình độ vi tính phải thành thạo trong xử lý văn bản, thao tác thành thạo các nghiệp vụ hạch toán kế toán, thành thạo truyền tin qua mạng…

+ Kiến thức xã hội, giao tiếp với khách hàng phải thực sự tâm lý, nhiệt tình, nhã nhặn.

Để có thể đạt được những phẩm chất này và khắc phục hiện tượng cán bộ chỉ giỏi về lý luận mà xa rời thực tiễn dẫn đến lúng túng khi va chạm thực tế, giải quyết nảy sinh chậm trễ gây khó khăn cho công việc, làm giảm hiệu quả kinh doanh, Ngân hàng cần có chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ cho hiện tại và tương lai, cụ thể:

+ Các cán bộ trong lĩnh vực này phải có một trình độ ngoại ngữ và tin học nhất định, thường xuyên phải trao dồi kiến thức, đối với ngoại ngữ thì phải luyện giao tiếp thường xuyên. Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ, có chế độ khen thưởng đối với những người đạt trình độ vượt mức yêu cầu.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện, trợ giúp kinh phí cho cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là những cán bộ trẻ. Đặc biệt ưu tiên những cá nhân phấn đấu đạt các học hàm như Thạc sỹ, Phó tiến sỹ…Đây sẽ là lực lượng nòng cốt đưa chi nhánh tiếp cận và làm chủ các công nghệ ngân hàng hiện đại, bắt kịp xu thế phát triển chung. Nếu có thể đề nghị NHNN Việt Nam cử cán bộ của chi nhánh đi đào tạo ở nước ngoài để nắm bắt được kiến thức mới nhất trên thế giới, tìm cách vận dụng sáng tạo trong điều kiện của chi nhánh.

Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn, cán bộ của chi nhánh cũng phải có một số phẩm chất đạo đức và tác phong làm việc hiệu quả. Cán bộ phải có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp không để xảy ra các vụ việc tiêu cực làm thất thoát tài sản của ngân hàng, gây thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng. Ban lãnh đạo cần quan tâm đầy đủ, đãi ngộ vật

chất thoả đáng để nhân viên tích cực làm việc. Ngoài ra cần kết hợp các phong trào hoạt động Đoàn, sinh hoạt Đảng, Công đoàn để động viên phát triển sự đoàn kết, gắn bó hỗ trợ chặt chẽ của các bộ phận, các cá nhân, củng cố sự lành mạnh, trong sạch bộ máy ngân hàng cũng như cần xem xét lại các thủ tục phiền hà có thể nảy sinh tiêu cực.

Cần tổ chức cho cán bộ đi dã ngoại, nghỉ mát vui chơi…. để tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện và gắn bó với ngân hàng, quan tâm đến cán bộ và gia đình của cán bộ nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí, chung sức đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tất cả mọi công việc từ khâu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, giao dịch, thanh toán, sử dụng quy trình nghiệp vụ… đều được thực hiện bởi trí óc, sức lực và bàn tay con người. Con người là nhân tố cơ bản, nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực. Vì thế, cần tập trung phát tiển và có những chính sách, chiến lược phương hướng đúng đắn để phát huy tối đa nguồn lực. Nếu làm tốt việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, gắn bó, thân thiện, giữ vững tình cảm tốt đẹp với cán bộ trong chi nhánh thì chắc chắn đây là một tập thể đoàn kết, nhất trí cùng đưa hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển.

3.2.2. Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ.

Để thực hiện tốt việc này, chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm thu hút khách hàng có nguồn ngoại tệ bán cho lại cho ngân hàng, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng thời kỳ, phải tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng nhằm mục đích giúp khách hàng của mình có thể tiếp cận được ngày càng nhiều các dịch vụ mà chi nhánh đang phục vụ.

Lượng ngoại tệ mà các NHTM có thể khai thác được từ nhiều nguồn khác nhau như:

- Tiền mặt của cư dân là người cư trú và người không cư trú, kiều hối… - Từ Sở giao dịch hối đoái của NHNN Việt nam

- Ngoại tệ thu được từ các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng và từ các ngân hàng ngoài hệ thống.

Mỗi nguồn ngoại tệ có đặc điểm riêng nên để khai thác có hiệu quả các nguồn vốn này thì phải có chính sách thích hợp với từng nguồn vốn như chính sách tỷ giá, lãi suất…

+ Nguồn ngoại tệ từ các đơn vị xuất khẩu là một trong những nguồn ngoại tệ lớn nhất cung cấp cho thị trường ngoại hối, Ngân hàng cũng cần tạo điều kiện cho khách hàng mua ngoại tệ từ ngân hàng mình một cách thuận lợi khi họ có nhu cầu thực sự. Có như vậy mới giảm được tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân chúng và các tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, đồng thời góp phần giảm bớt sự căng thẳng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Mua bán ngoại tệ sôi động sẽ làm cho sự vận động của thị trường ngoại hối càng trở nên trơn tru hơn, tiếp sức cho nền kinh tế phát triển tự tin hơn.

Hỗ trợ đặt mối quan hệ với các đơn vị kinh tế xuất khẩu. Các đơn vị này có thể cung cấp nguồn ngoại tệ lớn. Với chi phí mua vào thấp hơn mua tại các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội và từ Sở giao dịch hối đoái. Các doanh nghiệp có tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng, khi có nguồn thu ngoại tệ sẽ phải bán lại cho ngân hàng ít nhất là 80% doanh số phát sinh theo quyết định số 448/1998/QĐ-NHNN7. Nếu ngân hàng có khẳ năng thu mua ngoại tệ từ nguồn này thì lãi thu được sẽ tăng lên, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm, thu hút các doanh nghiệp này bằng các hình thức như cho vay vốn nội tệ với lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu để làm hàng xuất khẩu.

+ Đối với nguồn kiều hối, đây là nguồn ngoại tệ thu về không nhỏ hàng năm. Vì vậy việc nguồn kiều hối này có trở thành nguồn cung cầu ngoại tệ cho thị trường ngoại hối hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá trị đồng

Việt nam so với ngoại tệ, lãi suất và tỷ giá tại thời điểm nhận tiền cũng như chính sách của Nhà nước về việc người trong nước được nhận ngoại tệ hay bằng đồng nội tệ… Tuy nhiên trong lúc đồng Việt Nam chưa hấp dẫn đối với người gửi tiền một cách thực sự thì chính sách kiều hối cũng cần mềm dẻo, những biện pháp hành chính áp đặt cần được dỡ bỏ nhưng không phải một sớm một chiều mà nên có sự kết hợp khéo léo giữa biện pháp hành chính và tuyên truyền, giáo dục để người dân năng cao trình độ nhận thức và biết quý trọng các sản phẩm trong nước làm ra, qua đó củng cố và nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ kiều hối tạo nguồn thu mua ngoại tệ cho ngân hàng, vì thế giải pháp đặt ra là: phải có hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng loại hình dịch vụ kiều hối (thủ tục chuyển, lĩnh ngoại tệ); ký hợp đồng đại lý với các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế để chi trả và thanh toán, khai thác nguồn kều hối và ngoại tệ tiền mặt của các cá nhân, nếu có thể thu hút được số ngoại tệ lớn chuyển qua ngân hàng thì ngân hàng nên có biện pháp khuyến khích người nhận bán lại hoặc gửi vào tài khoản của ngân hàng.

+ Khai thác hiệu quả nguồn ngoại tệ từ Sở giao dịch hối đoái. Sở giao dịch là nơi tập trung đầu mối, có trách nhiệm khai thác ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và NHNN cho các chi nhánh. Việc mua bán qua Sở vẫn phải theo tỷ giá thị trường, Sở phát huy tác dụng trong việc cung cấp ngoại tệ khi ngân hàng không còn nguồn ngoại tệ nào khác. Do đó, ngân hàng nên tự khai thác các nguồn khác, chỉ mua của Sở khi thật cần thiết. Bởi vì, khi mua bán ngoại tệ qua Sở, ngân hàng sẽ phải phụ thuộc vào khả năng của Sở, thiếu chủ động trong công việc kinh doanh của mình, đẫn đến hiệu quả thấp khi Sở gặp khó khăn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn phải quan hệ chặt chẽ với Sở để nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt.

+ Tiếp tục phát triển các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Do những khác nhau về thời gian giao dịch, về đặc điểm khách hàng nên tại một thời điểm có ngân hàng thì ở trạng thái thừa

ngoại tệ, ngược lại có ngân hàng đang rất cần ngoại tệ. Cả hai trạng thái dư thừa và thiếu ngoại tệ đều làm giảm tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh, thậm chí gây rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy việc quan hệ hợp tác trao đổi mua bán giữa các ngân hàng sẽ làm cho cả hai bên đều có lợi. Hơn nữa việc hợp này còn giúp cho các ngân hàng phát huy thế mạnh của mình và tận dụng thế mạnh của đơn vị bạn. Vì thế, chi nhánh cần thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác, nhất là các ngân hàng cùng hệ thống, đồng thời thiết lập mở rộng thêm phạm vi quan hệ.

Nếu có quan hệ tốt với các doanh nghiệp bạn trong và ngoài hệ thống sẽ có điều kiện để tranh thủ nguồn ngoại tệ. Mỗi nguồn ngoại tệ đều có những mặt tích cực và những mặt hạn chế riêng, do đó tuỳ theo từng hoàn cảnh và trường hợp cụ thể mà chi nhánh có phương hướng xác định chính xác để có nguồn ngoại tệ hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý và hiệu quả.

Chính sách khách hàng có một vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của một NHTM. Giải pháp về một chính sách khách hàng hợp lý sẽ là yếu tố quyết định vị trí của ngân hàng đó trong cuộc cạnh tranh gay gắt giành giật thị phần trên thị trường ngoại hối của các NHTM.

• Giữ vững mối quan hệ với khách hàng

Hoạt động ngân hàng là hoạt động giữa người với người. Do đó nếu chỉ tập trung vào giao dịch thì sẽ rất dễ mất khách hàng. Chi nhánh luôn phải đảm bảo giữ vững mối quan hệ với khách hàng vì có quan hệ thì mới có giao dịch. Nếu chi nhánh có quan hệ thân tín thì đây chính là tuyến phòng thủ rất tốt để chống lại sự cạch tranh. Vì thế giao dịch về chất chính là trao đổi nhưng mạch máu của các giao dịch lại chính là các mối quan hệ.

Đây là một hoạt động không thể thiếu trong chiến lược khách hàng nhằm mở rộng hoạt động và nâng cao số lượng khách hàng đến với mình. Trong tình hình hiện nay, khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu đến chi nhánh còn hạn chế. Do đó, chi nhánh cần chủ động tìm kiếm khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng mạng lưới giao dịch có chính sách ưu đãi, sản phẩm dịch vụ tiện ích để thu hút nhóm khách hàng này, vì đây vừa là nguồn thu vừa là nguồn bán ngoại tệ quan trọng của ngân hàng.

• Tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng.

Hiện nay, môi trường Marketing Ngân hàng đang thay đổi: nhu cầu của khách hàng ngày càng phức tạp hơn, khách hàng am hiểu hơn về dịch vụ, khách hàng ngày càng giàu có và quan tâm hơn tới dịch vụ ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động còn mới mẻ nên để có được uy tín với khách hàng ngân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội (Trang 58 - 71)