Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 69 - 71)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

7. Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Toàn bộ những quyết định cho vay, quy trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ… không có một máy móc hay một công cụ nào có thể đảm nhận nổi. Vì vậy kết quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động, sáng tạo và đạo dức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thì đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính là một giải pháp rất quan trọng và có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của bản thân ngân hàng. Thực hiện giải pháp này sẽ tiến hành chủ yếu trên các phương diện sau:

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế chính sách, pháp luật, thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế, thanh toán

quốc tế, tin học, ngoại ngữ... kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ giúp cho người cán bộ có đủ năng lực trình độ làm việc trong nước và quan hệ đối ngoại. Đối với những nhân viên cả mới và cũ đều cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội khác, gắn lý luân với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả khi cho vay.

- Kiện toàn công tác sử dụng cán bộ: tuỳ theo chức năng nhiệm vụ yêu cầu của từng vị trí công tác được phân công trong hoạt động tín dụng mà người cán bộ tín dụng cần phải có những tiêu chuẩn riêng phù hợp. Nhìn chung họ phải có đủ sức tiếp cận với cơ chế thị trường đa dạng, am hiểu về chính sách pháp luật, trung thực gắn bó với nghề nghiệp và sự nghiệp của ngành. Đối với những cán bộ tín dụng đầu tư cho ngành nghề nào cũng phải hiều được những vấn đề cơ bản có liên quan đến nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của ngành nghề đó, từ đó mới có thể làm tốt công tác tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn của ngân hàng.

- Có cơ chế khuyến khích thưởng phạt vật chất đối với cán bộ làm công tác tín dụng: cần thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau, tránh hiện tượng bình quan chủ nghĩa vì công tác tín dụng thực sự nặng nề, lắm rủi ro. Một sự đãi ngộ như nhau ở những vị trí khác nhau với năng lực và cường độ làm việc khác nhau sẽ làm triệt tiêu mọi nỗ lực, cố gắng sáng tạo. Do vậy, cần áp dụng chế độ lương, thưởng ưu đãi đối với những người làm tốt công tác tín dụng như mở rộng, khai thác, chiếm lĩnh thị phần tín dụng tốt trên địa bàn,…những người có chất lượng trả nợ tín dụng cao như nợ quá hạn không có hoặc có tỷ lệ thấp và chỉ mang tính tạm thời,..Bên cạnh đó cũng cần phải xử phạt nghiêm minh những hành vi cố tình vi phạm quy định hay hành vi lừa đảo, cương quyết xử lý thích đáng để làm gương và có tác dụng giáo dục, răn đe những người khác.

Tóm lại, để khuyến khích năng lực làm việc của nhân viên tín dụng, xoá bỏ tư tưởng co cụm và tạo tâm lý phấn đấu trong công tác, việc bố trí cán bộ cần phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác, đảm bảo quyền lợi gắn với

trách nhiệm, khen thưởng kịp thời, thưởng phạt phân minh… có như vậy trong kinh doanh tín dụng sẽ hạn chế bớt rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng gây ra, tạo chất lượng cao trong hoạt động tín dụng.

III. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 69 - 71)