Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 58 - 59)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay

cho vay

Nâng cao vai trò của công tác thanh tra kiểm soát là công việc hết sức quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng cho vay, do đó khi Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dung nói chung và chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng thì vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn cho vay, Ngân hàng phải thường xuyên đành giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng thông tin sai sự thật thì Ngân hàng phải lập tức tiến hành xử lý theo quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Điều này là rất cần thiết vì trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng còn trải qua một thời gian dài và có thể bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Vì thế đòi hỏi phải giám sát thường xuyên, theo dõi kịp thời khả năng rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp đối phó kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của Ngân hàng lại phụ thuộc vào khả năng, trình độ và điều kiện của từng cán bộ tín dụng. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà báo cáo số liệu của các doanh nghiệp ngoà quốc doanh thường có độ tin cậy thấp, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành thì việc giải quyết thông tin sai sự thật còn là vấn đề gặp nhiều lúng túng. Có chăng đây chỉ là một

biện pháp tình thế, bởi vì hiện nay ta chưa có biện pháp tích cực buộc các doanh nghiệp thực hiện đúng luật kế toán, thống kê và thực hiện kiểm toán bắt buộc hàng năm. Vì vậy phải tăng cường hoạt động giám sát vốn vay trong hoạt động của khách hàng với yêu cầu phải có chương trình giám sát riêng, cán bộ bộ phận này phải có năng lực về đánh giá hoạt động tín dụng ở cả hai phía, những người làm ở bộ phận này không liên quan đến việc cho vay, thu nợ. Nhiệm vụ của cán bộ này là đánh giá tình hình hoạt động nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng để kiến nghị với lãnh đạo các biện pháp nhằm thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng mình.

Ngoài ra Ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm thanh lọc những cán bộ mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 58 - 59)