Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 50 - 54)

III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

2.Hạn chế và nguyên nhân

Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại NHCT Hoàn Kiếm trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được còn phải kể đến một số hạn chế trong công tác cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đó là:

Doanh số cho vay và dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chiếm tỷ lệ thấp. Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế này. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu vốn trầm trọng mà lại là vố trung dài hạn để cải tiến thiết bị công nghệ, vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh vào những dự án lớn… Trong khi việc tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn tại các ngân hàng. Khi đó Ngân hàng sẽ bị mất một khoản lợi nhuận đáng kể và một lượng lớn khách hàng.

Khách hàng ngoài quốc doanh của Ngân hàng mới chủ yếu là các công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng phát triển, có đủ khả năng trả nợ mà chưa quan tâm đúng mức đến một thị trường lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh…

Những hạn chế trên là do nguyên nhân sau:

• Thứ nhất: Tình trạng thiếu thông tin.

Theo nguyên tắc tín dụng và theo các văn bản hướng dẫn việc thẩm định, tái thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các khoản vay, khi các đơn vị xin vay

cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin, các báo cáo tài chính, kế toán, tài sản cầm cố, thế chấp, báo cáo kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập… Nhưng hiện nay chưa có quy định bắt buộc kiểm toán đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nên các tài liệu này của họ không theo đúng chế độ hiện hành gây khó khăn trong quá trình thẩm định, mang lại rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng còn thiếu nhiều thông tin kinh tế nghành để có thể hoạch định chiến lược phát triển cho mình. Vì thế các cán bộ tín dụng thường không muốn cho họ vay, hoặc cho vay với quy trình thẩm định, tái thẩm định hết sức chặt chẽ, và với số lượng nhỏ gây khó khăn và làm mất thì giờ của khách hàng…

• Thứ hai: Về vấn đề bảo đảm tiền vay.

Cũng như hầu hết các ngân hàng khác, Chi nhánh coi tài sản thế chấp là diều kiện bắt buộc hàng đầu khi quyết định cho vay. Coi tài sản thế chấp là vật thay thế các khoản vay đến hạn không trả được. Trong khi đó đối với các đơn vị ngoài quốc doanh, nhiều khách hàng đã không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo khoản vay của mình. Mặt khác, theo nguyên tắc, ngân hàng chỉ cho vay 70% giá trị tài sản đảm bảo thế chấp nhưng trên thực tế, nhiều món vay đạt xấp xỉ 100%. Hơn nữa, các cán bộ tín dụng không thể định giá chính xác tất cả các loại tài sản nên có trường hợp định giá cao hơn giá trị thực tế. Nhiều khoản vay được thế chấp bằng tài sản không đủ tiêu chuẩn và một số đã bị hao mòn vô hình làm giảm giá, nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh lý chúng để thu hồi vốn. Có trường hợp, số thu không đủ bù vốn sau khi trừ chi phí…

• Thứ ba: Việc quyết định cho vay và chất lượng các khoản vay phụ

thuộc nhiều vào công tác thẩm định của cán bộ tín dụng. Có thể nói đội ngũ cán bộ NHCT Hoàn Kiếm là đội ngũ có chuyên môn, trình độ cũng như có kinh nghiệm vững vàng, tuy nhiên không thể tránh khỏi việc thẩm định dự án còn gặp sai sót. Hơn nữa Ngân hàng cũng chưa có bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường và về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật để vừa tư vấn cho các bộ phận trong ngân hàng khi cần, vừa tư vấn cho khách hàng vay vốn vì lợi ích của cả hai phía. Nguy cơ rủi ro cao hơn nhất là khi các cán bộ trong phòng kinh doanh chưa được chuyên môn hoá theo lĩnh vực cho vay.

• Thứ tư: Về quy trình tín dụng.

Một nguyên nhân từ phía ngân hàng, mà hiện là vấn đề không chỉ của riêng NHCT Hoàn Kiếm, là khâu thẩm định còn nhiều bất cập. Việc tuân thủ quy trình thẩm định vừa cắt giảm những thủ tục rườm rà không cần thiết lại vừa đảm bảo đúng và chặt chẽ về quy trình cho vay. Nhìn chung quy trình thẩm định cho vay được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn. Kết thúc

bước này cán bộ tín dụng phải rút ra được nhận xét về tư cách pháp lý, người đại diện hợp pháp của khách hàng.

Bước 2: Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. Đây là khâu quan

trọng trong quá trình thẩm định tín dụng, liên quan trực tiếp đến khả năng tài chính như: báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo bổ sung, báo cáo tồn kho hàng hoá, báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo của đơn vị kiểm toán độc lập…

Bước 3: Thẩm định dự án vay vốn của khách hàng bao gồm:

- Hệ số vay vốn ngắn hạn: Giấy đề nghị cho dự án, phương án sản xuất kinh doanh, bản sao hợp đồng mua hàng, các chứng từ, chứng từ thanh toán…

- Hệ số đảm bảo tiền vay

- Xác định khả năng thực hiện dự án và khả năng trả nợ. Kết thúc bước thẩm định này phải rút ra nhận xét và đưa ra đề xuất đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cán bộ thẩm định phải tóm lạI toàn bộ những nội dung chính về nhu cầu vay vốn, các chính sáchcủa Nhà nước có liên quan. Phần lớn đề xuất nói rõ đồng ý hay không đồng ý cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các đề xuất khác có liên quan.

Thẩm định, tái thẩm định dự án vay vốn trung dài hạn.

+ Xem xét hồ sơ có đầy đủ những giấy tờ cần thiết như: quyết định đầu tư, hoặc giấy phép đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, luận chứng kinh tế, kỹ thuật và phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

cho vay, thời hạn vay, trả nợ, kế hoạch trả nợ…

+ Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.

+ Phân tích tính khả thi của sự án: yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tổ chức quản lý sản xuất và lao động…

+ Đánh giá và kết luận.

Bước 4: Thẩm định tài sản bảo đảm vay nợ.

• Thứ năm, một số nguyên nhân khách quan khác.

- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và ngành ngân hàng nói chung.

- Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong quá trình chuyển đổi và đổi mới đã và đang hoàn thiện. Tuy nhiên, khi hướng dẫn, triển khai và thực hiện, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số không đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân từ phía khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đó là các doanh ngiệp này thường có những dự án thiếu tính khả thi, ít có kinh nghiệm quản lý, thị trường đầu tư bấp bênh. Ngoài ra, tình hình tài chính của kinh tế ngoài quốc doanh chưa được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán, do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn, có doanh nghiệp thậm chí sổ sách còn chưa phản ánh hết thực trạng của đơn vị như công nợ, nguồn vốn…

CHƯƠNG III

LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHCT HOÀN KIẾM DOANH TẠI NHCT HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 50 - 54)