II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
4. Chủ động giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đò
Trong hoạt kinh doanh tín dụng, hiện tượng phát sinh nợ quá hạn xảy ra là điều dễ thấy bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan của các đơn vị vay vốn. Vấn đề đặt ra là Ngân hàng cho vay như thế nào để hạn chế tối thiểu việc phát sinh nợ quá hạn và có những biện pháp xử lý để vừa đảm bảo thu hồi được nợ, vừa không gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay đồng thời giữ được mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với khách hàng.
Đối với NHCT Hoàn Kiếm, để hạn chế nợ quá hạn có thể sử dụng một số biện pháp như:
- Chỉ cho vaykhi đã có khá đầy đủ về thông tin, khi đã phân tích tình khả thi, tình hiệu quả của dự án, báo cáo tài chính, khả năng tài chính, khả năng quản lý và đặc biệt là các tiêu chuẩn về đạo đức của người vay.
Không nên quá nhấn mạnh lợi nhuận và phát triển Ngân hàng khi cho vay. Phải gắn liền lợi ích của Ngân hàng với lợi ích của khách hàng.
- Chú trọng giám sát hoạt động của đơn vị trước trong và sau khi đơn vị vay vốn, hướng dẫn đơn vị sử dụng vốn vay đúng mục đích và kinh doanh hiệu quả, phát hiện những khoản vay có vấn đề để kịp thời xử lý.
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, ký duyệt cho vay, tránh những tiêu cực trong quá trình cho vay.
Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi hiện tượng nợ quá hạn, vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để xử lý thu hồi bảo toàn vốn cho Ngân hàng.
Trước hết Ngân hàng phải phân loại nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau để tìm ra các biện pháp hiệu quả để sử dụng khi thu hồi các loại nợ.
- Đối với các đơn vị hoạt động thua lỗ, chưa có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, trong trường hợp đơn vị thực sự cần thêm vốn và nếu có vốn thì có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh và mang lạI hiệu quả cao. Khi doanh nghiệp trình bày rõ với Ngân hàng về vốn cần vay thêm, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mạng lại … Ngân hàng cần xem xét một cách cụ thể. Cán bộ Ngân hàng phải có thẩm quyền, có trình độ, khả năng đánh giá dự án, kế hoạch thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn, đồng thời cán bộ tín dụng phải trực tiếp xuống kiểm tra tình hình hoạt động của đơn vị, từ đó xem xét khả năng đầu tư tiếp cho đơn vị hay ngừng đầu tư và thực hiện thu nợ.
- Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan như thiên tai, bệnh tật, tai nạn… đơn vị không thể trả nợ ngay được, Ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ.
- Đối với đơn vị có hàng hoá ứ đọng, tồn kho chưa bán được thì Ngân hàng có thể tìm, giới thiệu người mua hàng để giải quyết hàng tồn kho cho đơn vị có tiền trả nợ. Trường hợp hàng tồn kho không có khả năng tiêu thụ do chất lượng kém, lạc hậu… thì đơn vị phải chịu bán lỗ để trả nợ cho Ngân hàng.
- Đối với đơn vị sử dụng vốn sai mục đích, có ý lừa đảo trong quan hệ thì Ngân hàng phải thu hồi nợ ngay hoặc chuyển sang nợ quá hạn để xử lý nếu không có tiền.
- Trong công tác thu nợ, Ngân hàng cần coi việc thu nợ là một trọng tâm trong hoạt động. Công tác này phải được thực hiện liên tục, cán bộ tín dụng phải thương xuyên theo dõi, kiểm tra nắm vững tình hình tài chính, khả năng trả nợ, theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụngcủa khách hàng. Ngân hàng quyết định thời hạn trả nợ, mức trả nợ, kỳ hạn trả nợ cho đơn vị kinh doanh, phải tính toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tính ổn định sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Trong giai đoạn đầu của thời hạn trả nợ, không nên ép khách hàng trá quá khả năng của họ, Ngân hàng phải xác định mức trả phù hợp với thu nhập của khách hàng trong thời gian đó.