Những biện pháp đã và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc nó

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 46 - 48)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

3.Những biện pháp đã và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc nó

tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc nói riêng tạI NHCT Hoàn Kiếm

• Điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp

Nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng đã tiến hành điều chỉnh nhiều quy định, nội dung trong chính sách tín dụng của mình, chẳng hạn:

- Chính sách tập trung cho vay trung-dài hạn ở các ngành ít rủi ro, tiến hành thẩm định dự án kỹ càng hơn, chỉ lựa chọn cho vay đối với các dự án có tính khả thi, dự án trọng điểm quốc gia được dưới sự bảo lãnh của Bộ tài chính.

- Các trường hợp vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, sẽ phải lập cuộc họp Hội đồng tín dụng. Nếu chấp nhận cho vay, ngân hàng sẽ gửi toàn bộ hồ sơ tín dụng lên NHCT TW để tiến hành thẩm định lại tính khả thi và cơ sở pháp lý của dự án. Chỉ giải quyết cho vay sau khi có được quyết định của NHCT TW và của Chính phủ.

• Phối hợp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo an toàn

vốn vay.

Bên cạnh việc tập trung tăng trưởng dư nợ, đáp ứng các yêu cầu cho vay, Ngân hàng còn dành sự quan tâm đến việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng để có biện pháp kịp thời giải quyết khó khăn

cùng doanh nghiệp.

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ngành, của NHCT Việt Nam, Ngân hàng đã rà soát lại tình hình đầu tư tín dụng đối với từng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có khó khăn về vốn do nhiều nguyên nhân dẫn đến ách tắc, không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn. Chi nhánh đã giúp giải quyết khó khăn về vốn tạm thời cho doanh nghiệp bằng cách đề ra các biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả cho doanh nghiệp, giúp họ thanh toán hàng tồn kho, giảm bớt dự trữ quá mức hoặc sử dụng để vay tín chấp, vay cầm cố… Kết quả là đã giúp các doanh nghiệp này tháo gỡ những khó khăn về tài chính, tiếp tục tập trung cho sản xuất và quản lý để tạo ra nguồn trả nợ ngân hàng. Do đó, chất lượng tín dụng đã được nâng lên đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn không ngừng giảm qua các năm.

• Phân loại, xử lý nợ quá hạn.

NHCT Hoàn Kiếm đã tiến hành đánh giá và phân chia các khoản nợ quá hạn thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Đồng thời Hội đồng chuyên trách xử lý nợ được thành lập đã tiến quân mạnh mẽ vào công tác thu hồi nợ.

- Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, đây là những khoản nợ của những khách hàng gặp khó khăn nhưng vẫn có thiện chí trả nợ, Ngân hàng động viên, thuyết phục, xem xét, miễn giảm một phần lãi để khách hàng có thể huy động nguồn tài chính khác để trả nợ .

- Đối với các khoản nợ có dấu hiệu khó đòi, Ngân hàng trực tiếp cử cán bộ tham gia cùng với đơn vị tìm ra biện pháp giải quyết khẩn trương hàng hóa ứ đọng, đôn đốc đơn vị thu hồi các công nợ dây dưa, tận dụng các nguồn thu khác… để trả nợ ngân hàng.

- Đối với các khoản nợ quá hạn được đánh giá là không có khả năng thu hồi,con nợ chây ỳ, lừa đảo, Ngân hàng kiên quyết đưa ra cơ quan pháp luật xử lý, hoặc khởi kiện để thu nợ. Trường hợp con nợ gây cản trở Ngân hàng trong việc bàn giao tài sản cho người mua, Ngân hàng đề nghị công an thành phố, cảnh sát điều tra… cưỡng chế thi hành.

• Đổi mới hoạt động tín dụng trên cả các phương diện: nhận thức tư

tưởng, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất.

- Về nhận thức tư tưởng và trình độ chuyên môn, Ngân hàng thường xuyên có kế hoạch nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Kết hợp giữa đào tạo chính qui với đào tạo tại chỗ, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho vay, thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế… Bên cạnh đó, coi trong công tác tổ chức sắp xếp và đề bạt cán bộ đúng người đúng việc, hợp khả năng. Sử dụng đòn bẩy của công tác thi đua khen thưởng, liên tục phát động các phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, công tác và phấn đấu.

- Về cơ sở vật chất, Ngân hàng đã từng bước cải tạo mở rộng và mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh như: xây dựng cơ sở làm việc, cải tạo điều kiện làm việc, trang bị hệ thống máy tính phuc vụ nhanh các thông tin về thanh toán, chuyển tiền, kế toán, báo cáo, lưu trữ hồ sơ…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 46 - 48)