Huyđộng tổ chức các nguồn lực để thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 115 - 126)

6. Nội dung của đề tài

3.3.4. Huyđộng tổ chức các nguồn lực để thực hiện chiến lược

* Vốn :

Để đưa chiến lược vào thực thi và đến thành công đòi hỏi công ty phải hoạch định, phân bổ và quản lí có hiệu quả các nguồn vốn. Vốn kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện chiến lược phân phối của Công ty mà còn cả đối với quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới phân phối xăng dầu của mình đòi hỏi Công ty phải huy động một lượng vốn rất lớn. Số vốn đó phải đủ lớn để đáp ứng cho cả qúa trình xây dựng cơ bản, tốn chứa - vận chuyển đến bán hàng. Theo tính toán của Petrolimex để đảm bảo phân phối được 10 triệu tấn sản phẩm vào năm 2010 và 20 triệu tấn vào đầu năm 2020 phải đầu tư 1.400 triệu USD. Trong đó vốn để nhập khẩu các phương tiện mới là 250 triệu USD, phân phối bằng đường bộ 200 triệu USD và đầu tư mạng lưới bán lẻ là 950 triệu USD. Như vậy theo ước tính của Petrolimex, để chiếm lĩnh được khoảng 65% thị trường vào năm 2010 Công ty xăng dầu B12 cần đầu tư ít nhất là khoảng 700 triệu USD. Thực tế tính toán và thực hiện này của Công ty cho thấy tổng số vốn đầu tư của Công ty từ nay đến năm 2005 chỉ khoảng 193,4 triệu USD, trong đó vốn đầu tư ban đầu khoảng 161,2 triệu USD.

Trong điều kiện vốn kinh doanh còn hạn hẹp, vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm không nhiều, để có đủ vốn kinh doanh, ngoài vốn đầu tư của mình, Công ty xăng dầu B12 cần huy động thêm từ các nguồn khác như vốn Ngân hàng, vốn liên doanh. Trong đó Công ty cần coi trọng vào vấn đề huyđộng vốn từ các liên doanh. Theo các huy động này, Công ty vừa có thể giải quyết được vấn đề vốn kinh doanh vừa có thể khai thác các lợi thế.

Vốn xây dựng cây xăng, trạm dịch vụ.

Việc xây dựng 100 cây xăng, trạm dịch vụ mang nhãn hiệu "P" sẽ được xây dựng dưới ba hình thức:

- Công ty xăng dầu B12 đầu tư 100% vốn xây dựng mới (chiếm khoảng 50 - 55% số cây xăng mang nhãn hiệu "P"). Tổng số vốn đầu tư ước khoảng 60 triệu USD, trong đố đầu tư ban đầu là 2 tỷ đồng VN/1 cửa hàng.

- Liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước xây dựng mới khoảng 300 cây xăng và trạm dịch vụ với tổng số vốn đầu tư 55 triệu USD. Trong đó Công ty xăng dầu B12 sẽ góp 19,8 triệu USD, vốn góp ban đầu là 7,9 triệu USD.

- Liên kết với các dơn vị để cải tạo, nâng cấp các cây xăng trạm dịch vụ. Sau khi cải tạo và nâng cấp các cây xăng, trạm dịch vụ này sẽ mang nhãn hiệu "P" của Petrolimex và Công ty xăng dầu B12 có quyền kiểm soát quyết định. Tổng số vốn đầu tư cho công việc này khoảng 42 tỷ đồng VN, Công ty xăng dầu B12 đầu tư 100%.

- Để quản lý vốn một cách hiệu quả nhất, Công ty xăng dầu B12 cần thiết lập một kế hoạch đầu tư rõ ràng, chi tiết cho từng khoản mục theo từng giai đoạn đầu tư. Thực tế cho thấy quản lý đầu tư theo kế hoạch, chương trình là cách quản lý linh hoạt và có hiệu quả nhất. Phương pháp quản lý cho phép công ty theo dõi chặt chẽ tiến trình đầu tư, tiến độ đầu tư theo dõi chặt chẽ đến từng hạng mục của công trình, từ đầu vốn đầu tư. Từ đó Công ty hạn chế tốt thiểu mức thất thoát vốn, kiểm soát chặt chẽ tiến trình và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

* Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực:

Ngày nay con người đã trở thành trung tâm của các quá trình kinh tế - xã hội. Đây là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu và cực kỳ quan trọng của mọi qúa trình sản xuất - kinh doanh. Do đó hoạch định và

phân bổ nguồn nhân lực cho chiến lược phân bố của công ty là một công việc tất yếu và có tính quyến định.

Có một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi, năng động, tháo vát, chẳng những công ty đó có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh, mà còn phát triển mạnh mẽ trên thương trường. Thực tế cho chúng ta thấy, kinh doanh xăng dầu không phải là một lĩnh vực kinh doanh nằm ngoài trường hợp này. Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, giá cả do Nhà nước quản lý chung, còn chất lượng sản phẩm thì không khác gì nhau giữa các nhà phân phối. Do đó các đối thủ cạnh tranh chủ yếu bằng chất lượng phục vụ và sự nắm bắt nhanh thông tin. Điều này lại được quyết định bởi chính đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty và như vậy, việc hoạch định, tuyển dụng và phân bổ nguồn nhân lực cho chiến lược của Công ty xăng dầu B12 càng trở nên quan trọng.

Việc hoạch định nguồn nhân lực đòi hỏi Công ty cố gắng dự đoán trước được những thay đổi về nhân tố con người trong hệ thống trên nhiều phương diện. Có ba yếu tố quan trọng khi tiến hành hoạch định nguồn nhân lực mà Công ty cần quan tâm là: Xác định nhu cầu nhân lực, tuyển lựa và đào tạo phát triển.

Xác định nhu cầu nhân lực: Đây là một công tác quan trọng khi công ty tiến hành hoạch định nguồn nhân lực. Công ty cần xác định một cách chi tiết nhu cầu về nhân lực cho việc đưa chiến lược phát triển mạng lưới phân phối xăng dầu của mình đến thành công cuối cùng. Điều này bao gồm việc xác định cụ thể số lượng cán bộ, nhân viên, loại công việc và mức độ kỹ năng cần thiết. Đồng thời công ty cần có một hoạch định chi tiết về cách thức mà nguồn nhân lực cần thiết có thể đạt tới.

Tuyển mộ, tuyển lựa: Sau khi xác định chi tiết, cụ thể nhu cầu về nhân lực, Công ty cần triển khai công tác tuyển lựa để có được nguồn nhân lực cần thiết. Việc tuyển lựa, tuyển mộ nguồn nhân lực cũng phải gắn chặt với

phương hướng chiến lược của công ty và mục tiêu mà công ty muốn đạt tới. Để làm tốt điều này, công ty cần phải xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn cho từng vị trí, từng loại công việc: Như các tiêu chuần về trình độ, đào tạo chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong những vị trí tương tự, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học cũng như sự năng động, nhiệt tình trong mọi công việc ...

Đào tạo và phát triển: Do những vai trò to lớn không thể phủ định được đội ngũ cán bộ, nhân viên, nên hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực cần được coi trọng. Hoạt động này cần được tiến hành một cách thường xuyên. Nội dung giáo dục đào tạo cần tập trung không chỉ vào việc nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ sảo của đội ngũ cán bộ, nhân viên, mà cả việc tuyên truyền những mục tiêu, đường nối chiến lược của công ty. Những hoạt động này không chỉ nhằm vào cán bộ, nhân viên mới tuyển chọn, mà cả đối với những cán bộ, nhân viên hiện có. Việc phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược, nhưng không được coi nhẹ vấn đề chất lượng. Bên cạnh đó công ty cũng cần có chính sách, kế hoạch cho công tác đào tạo lại đội ngũ nhân lực hàng năm, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho họ tự đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ...

Không chỉ đối với Công ty xăng dầu B12, mà mọi công ty luôn chú trọng tới việc khai thác và quản lý nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả nhất, và coi đây là một hoạt đông quan trọng trong tổ chức. Chính vì vậy, trong công tác chuẩn bị triển khai một chiến lược, các công ty cần xây dựng cho mình những phương án phân bổ nguồn nhân lực bên cạnh kế hoạch tuyển lựa. Phương án phân bổ nguồn lực cần phải được xây dựng dựa trên những căn cứ nhất định, rõ ràng. Đó là nhu cầu nhân lực đã được xác định ở trên, khả năng đáp ứng của thị trường lao động, mục tiêu của chiến lược, mục tiêu của công ty, và kế hoạch triển khai chiến lược của mình... Phương án phân bổ nguồn nhân lực phải tập trungvào việc trả lời hàng loại các câu hỏi: phân bổ cho bộ phận nào? Phân bổ cho khu vực địa lý nào? Khi nào? Với số lượng bao

nhiêu? Và chất lượng phươ án ra sao ?... Phương án phân bổ nguồn nhân lực cũng cần được xác định rõ cho từng giai đoạn, từng năm.

KẾT LUẬN

Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp mới ở Việt Nam ngay từ đầu đã được Đảng và Nhà nước ta coi đây là một mũi nhọn, then chốt tập chung đầu tư phát triển. Những năm qua, công nghiệp này đã và đang góp một phần không nhỏ và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng có những đóng góp lớn vào quá trình này. Tuy vậy đến nay Công nghiệp dầu khí Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu thăm dò, khai thác, chưa phát triển khâu chế biến mà dầu khí đang là một ngành công nghiệp hết có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vai trò đó không thể phủ nhận được bởi sự đóng góp to lớn hàng năm vào thu nhập quốc dân vào sự ủng hộ vĩ mô nền kinh tế và vào sự tồn tại và phát triển của các ngành các lĩnh vực hoạt động khác. Ngành công nghiệp dầu khí không những cung cấp một phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội, mà quan trọng hơn là cung cấp nguyên - nhiên liệu đầu vào không thể thiếu được cho các ngành công nghiệp khác (như công nghiệp hoá chất, công nghiệp chất dẻo, vận tải và các ngành sản xuất- kinh doanh khác). Vai trò to lớn của ngành dầu khí từ lâu đã vượt ra ngoài phạm vi của một quốc gia, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của các khu vực và toàn thế giới sự thăng trầm của ngành công nghiệp gắn liền với sự ổn định, sự phát triển nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu.

Để đáp ứng nhu cầu ngày tăng về các sản phẩm xăng dầu, ngành xăng dầu, cũng như Công ty Xăng dầu B12 cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài, tổng hợp tính đến cả thiên thời, địa lợi, nhân hoà, cả sức mạnh bên ngoài, kết hợp nội lực bên trong. Đề tài Luận văn: “Xây dựng chiến lược và

đề xuất giải pháp cho Công ty Xăng dầu B12 đến năm 2020” nhằm góp

Từ chương I luận văn đã hệ thống hoá các khái niệm cơ sở lý thuyết về việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II đã đi sâu phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu B12. Từ đó đánh giá các mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức dựa trên cơ sở đó chương III xây dựng một số đề xuất giải pháp chiến lược phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty xăng dầu B12 trong thời gian tới. Thị trường xuất khẩu Việt Nam những năm qua có mức tăng trưởng cao, giai đoạn 1995-2005. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về số lượng và sự thay đổi lớn về chất lượng, tạo thị trường chất lượng cao với lãi suất cao. Điều đó mở ra cho Công ty xăng dầu B12 những cơ hội tốt, cũng như thách thức lớn lao khi tham gia lĩnh vực kinh doanh này.

Do nội dung nghiên cứu của đề tài khá rộng, vì vậy luận văn còn có nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thày cô giáo và bạn đọc quan tâm đến đề tài nàyđể luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I - SÁCH THAM KHẢO

1. Khái niệm về quản trị chiến lược- Tác giả FRED R.DAVID - nhà xuất bản thống kê năm 1998.

2. Chiến lược và sách lược kinh doanh - Garry D.Sith Danny R.ARnold - BobbyG.Bizzell - xuất bản thống kê năm 1997.

3. Kinh tế doanh nghiệp - D. La rue – A. Caillat - nhà xuất bản kỹ thuật năm 1992.

4. Quản trị kinh doanh - những vấn đề lí luận và thực tiễn ở Việt Nam - GS - TS Nguyễn Đình Phan - nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1996.

5. Giáo trình các môn học ngành quản trị doanh nghiệp của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

6. Dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 - tập thể tác giả, viện chiến lược phát triển năm 1994 .

7. Văn kiện đại hội VIII của Đảng cộng sảnViệt Nam nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1996.

8. Khổng tử với tư tưởng quản lý và kinh doanh hiện đại. Phan Văn Việt Nải dịch - Nhà xuất bản thông tin năm 1997. 9. Quản trị Marketing

Philipkotler- PTS Vũ Trọng Hùng dịch - NXB thống kê - 1997 10 Marketing văn bản.

Philipkotler - Phan Thăng dịch - NXB thống kê - 1997 11. Chiến lược quản trị kinh doanh

Nguyễn Cao dịch 12. Quản trị siêu thị

Hoàng Trọng - NXB thống kê -1996 13. Khái niệm về quản trị chiến lược NXB thống kê - 1995

14. Chiến lược kinh doanh của doanh ngiệp trong nên kinh tế thị trường Đào Duy Huân - NXB Giá dục- 1996

15. Quản trị hoạt động thương mại của doanh nghiệp Công nghiệp Nguyễn Kế Tuấn - NXB Giáo dục - 1996

16. Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Nguyễn Thành Độ - NXB Giáo dục - 1996

17. Thương chiến binh pháp

Dương Thu Ái dịch - NXB Thanh niên - 1996

18. Quản trị chiến lược phát triển kinh tế cạch tranh Nguyễn Hữu Nam -NXB giáo dục - 1998

19. Quản trị doanh nghiệp thương mại

PGS. PTS Hoàng Minh Đường - NXB giáo dục - 1996 20. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ

Cliford M. Baumback - TS. Vũ thiếu dịch - NXB KHKT - 1996 21. Những vấn đề cốt yếu của quản trị kinh tế

Harold Koontz - TS. Vũ Thiếu dịch - NXBKHKT – 1994

22. Tập bài giảng chiến lược kinh doanh – PGS.TS. Nguyễn Văn Nghiến

II. CÁC TÀI LIỆU TẠP CHÍ KHÁC:

1. Tóm tắt phương án doanh nghiệp của Công ty xăng dầu B12 2. Tạp chí kinh tế và dự báo

3. Tạp chí dầu khí Việt Nam hàng tháng

4. Tạp chí kinh tế Việt Nam và thế giới 1998- 1999 -2000 -2001 -2005. 5. Tạp trí chuyên ngành Thương mại

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...………..1

1. Lý do chọn đề tài……….

...…..1

2. Mục đích của đề tài...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...………..2

4. Cơ sở lý luận- thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ...………..3

5. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu...………..3

6. Nội dung của đề tài...4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI ...5

1.1. Các khái niệm cơ bản ...5

1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh...5

1.1.2. Phân loại chiến lược...6

1.1.3. Các căn cứ để xây dựng chiến lược ...8

1.2. Quy trình hoạch định chiến lược ...9

1.3. Chiến lược phân phối ...21

1.3.1. Nội dung của chiến lược phân phối ...21

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược phân phối ...32

Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12...38

2.1. Khái quát về Công ty xăng dầu B12 ...38

2.1.1. Vị trí của Công ty xăng dầu B12 trong hệ thống xăng dầu Việt Nam...38

2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng

dầu B12...41

2.1.3. Cơ sở vật chất cho kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu B12...43

2.2. Phân tích môi trường và nhu cầu xăng dầu của thị trường ...44

2.2.1. Vai trò của ngành dầu khí và kinh doanh xăng dầu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân ...44

2.2.2. Môi trường kinh tế ...45

2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội ...49

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 115 - 126)