Phân tích công tác kinh doanh phânphối sản phẩm xăng dầu

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 57)

6. Nội dung của đề tài

2.3.Phân tích công tác kinh doanh phânphối sản phẩm xăng dầu

2.3.1 Sản phẩm xăng dầu:

Mặt hàng xăng dầu bao gồm: xăng mogas 90, xăng mogas 92, dầu D.O, dầu F.O và dầu hoả. Xăng dầu là nhiên liệu đầu vào cho sản xuất - kinh doanh, đồng thời là nhiên liệu cho tiêu dùng sinh hoạt cá nhân. Do đó ta có thể nói xăng dầu vừa là hàng hoá tiêu dùng cho công nghiệp vừa là hàng hoá tiêu dùng cuối cùng. Xăng dầu là một hàng hoá rất dễ bị cháy nổ, đặc biệt là

các loại xăng. Một đặc điểm nữa của xăng dầu là rất rễ bị bay hơi nên luôn bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản, bán hàng. Đồng thời trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu để xăng dầu dò dỉ ra ngoài môi trường xung quanh sẽ bị ô nhiễm. Tất cả các đặc trưng này đặt ra các yêu cầu riêng biệt cho quá trình sản xuất kinh doanh xăng dầu.

Các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ khác (PETROLIMEX)

* Trị số ôctan của xăng:

Là thông số kỹ thuật đánh giá khả năng chống kích nổ của xăng tương đương với nhiên liệu thử nghiệm...

- Áp suất hơi bão hoà: Là áp xuất hơi cân bằng với pha lỏng hoặc ở tại nhiệt độ đo. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng về tính bay hơi của nhiên liệu. Khả năng tạo túi hơi, mức độ bay hơi và độ nguy hiểm cháy của nhiên liệu

* Trị số xêtan của dầu:

Đánh giá khả năng tự cháy của nhiên liệu diessel. Nhiệt độ bốc cháy cốc kín là nhiệt độ thấp nhất đã được hiệu chỉnh về áp xuất không khí mà ở đó việc sử dụng ngọn lửa gây lên bắt cháy hơi của mẫu dưới các điều kiện thử đặc biệt.

Để đảm bảo không có sự cố cháy nổ xảy ra, xăng dầu được bảo quản dự trữ trong Tec xăng. Xăng dầu được vận chuyển tới nơi bán hàng bàng các phương tiện chuyên dụng như Xe bồn, Xà lan, Tàu hoả hệ thống ống dẫn... việc bảo quản vận chuyển, bán hàng và cung cấp dịch vụ phải tuân theo những quy trình chặt chẽ theo quy định của nhà nước về an toàn phòng cháy chữa cháy, về an toàn vệ sinh môi trường... và bằng các phương tiện chuyên dụng…

Khi tiến hành phân hoá hàng hoá cho các kho, các đại lý và những người tiêu dùng Công ty có thể lựa chọn một hay trong năm dạng vận chuyển sau: đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường ống dẫn và đường không .

Vận tải đường sắt: Đường sắt là người vận chuyển hàng hoá lớn nhất cả nước. Nó chiếm khoảng 30% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển. Vận tải đường sắt là một loại vận chuyển rẻ và thường được sử dụng trong trường hợp vận chuyển đi đường dài. Dạng này đặc biệt thích hợp với việc vận chuyển những lô hàng khối lớn trên toa như than dá, quặng, nông - lâm sản...

Vận tải đường thuỷ: Vận tải bằng đường thuỷ ở nước ta cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong ngành vận tải. Với một đường biển dài từ Bắc vào Nam, một hệ thống sông ngòi dày đặc, vận tải đường thuỷ ở nước ta khá phát triển. Chi phí vận chuyển bằng đường thuỷ rất rẻ. Hình thức vận tải này rất được ưu dùng với hàng hoá cồng kềnh, lâu hỏng như than đá, dầu mỏ, ngũ cốc ... tuy nhiên vận tải đường thuỷ có tốc độ chậm nhất và thường chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu thời tiết.

Vận tải đường bộ: Trong sự phát triển chung của ngành vận tải, ngành vận tải ô tô không ngừng phát triển tăng thị phần vận chuyển của mình và ngành này đã chiếm 21% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá. Dạng vận tải này rất thích hợp hoạt động ở trong các thành phố và khu vực địa lý không tốt. Dạng vận tải này hết sức mềm dẻo và linh hoạt về tuyến đường và thời gian biểu vận chuyển. Xe tải là phương tiện vận chuyển có lợi trong những trường hợp vận chuyển hàng ở cự ly ngắn. Tuy chi phí cho vận tải đường bộ đắt hơn nhiều so với chi phí vận tải đường sắt và đường thuỷ, song nó thường đảm bảo được dịch vụ nhanh chóng hơn.

Vận tải đường ống dẫn: Đường ống dẫn là phương tiện vận chuyển đặc biệt để vận chuyển dầu mỏ, hoá chất từ nơi sản xuất đến các thị trường. Vận chuyển các sản phẩm bằng đường ống rẻ hơn vận chuyển đường sắt, nhưng

hơi đắt so với vận chuyển bằng đường thuỷ. Phần lớn các ống dẫn đều do chủ sở hữu sử dụng để vận chuyển sản phẩm của mình. Tuy vậy, chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

Vận tải đường không: Phần vận tải đường không chiếm dưới 1% tổng khối lượng hàng vận chuyển trong nước, nhưng dạng vận tải này ngày càng có ý nghĩa hơn. Mặc dù giá cước phí bằng máy bay cao hơn nhiều so với giá cước vận chuyển đường sắt hay đường bộ, vận tải đường không là lý tưởng trong những trường hợp tốc độ là yếu tố quan trọng nhất phục vụ cho mục tiêu vươn tới thị trường xa xôi. Những hàng hoá mau hỏng, hàng giá trị lớn, hàng gọn nhẹ thường được vận chuyển bằng đường không. Các Công ty đều tin chắc rằng vận tải bằng máy bay cho phép giảm mức dự trữ hàng hoá cần thiết, giảm được số kho tàng và chi phí bao gói.

Bảng 2.7: Kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng xăng dầu sáng.

Đơn vị tính: m3 T T Đơn vị T. hiện 2004 Kế hoạch 2005 T. hiện 2005 So sánh TH 05/2004 % So sánh TH 05/ KH05 % TOÀN CÔNG TY 2.135.172 2.778.910 2.779.910 128,7 100,3 1 Văn phòng Công ty 194.092 215.400 238.528 122,5 110 2 XNXD Q. Ninh 1.330.512 1.836.800 1.843.160 138,5 100 3 XNXD K131 23.168 24.250 28.056 121,1 115 4 XNXD A 318 215.272 245.680 225.784 104,9 91 5 CNXD Hưng Yên 79.332 108.280 123.116 155,2 113 6 CNXD Hải Dương 292.796 348.500 289.600 99 83

Bảng 2.8: Kết quả thực hiện sản lượng gas:

Đơn vị tính: Kg

T

T Đơn vị Tổng số Gas rời Gas 13 kg Gas 12 kg Gas 48 kg

TOÀN CÔNG TY 1.374.122 328.854 608.020 195.984 231.264 1 Văn phòng Công ty 119.264 32.240 9.648 77.376 2 XNXD Q. Ninh 813.580 320.914 402.090 111.312 87.264 3 XNXD K131 14.028 1.092 10.728 2.208 4 XNXD A 318 12.892 61.724 28.608 25.560 5 CNXD Hưng Yên 61.558 27.170 7.248 19.200 6 CNXD Hải Dương 144.800 7.940 93.704 28.440 22.656 ‘

Với sự nỗ lực của công ty, có thể nói trong năm 2005, công tác tổ chức kinh doanh gas đã thu được kết quả khả quan, sản lượng các đơn vị đều tăng và tổng sản lượng bán năm 2005 đạt 1.374.122 kg tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2004 và đạt 99,5% so với kế hoạch năm 2005 (tăng mạnh ở các đơn vị Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh, chi nhánh xăng dầu Hưng Yên và văn phòng Công ty).

Theo cơ cấu mặt hàng: Năm 2005 so với cùng kỳ năm 2004 thì sản lượng gas thương mại và gas rời tăng mạnh còn gas dân dụng giảm nhẹ. Cụ thể:

- Gas rời : Tăng 283,2% - Gas bình 48kg : Tăng 39,6% - Gas bình 12kg : Tăng 16,6% - Gas bình 13kg : Tăng 4,6%

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện sản lượng dầu mỡ nhờn. Đơn vị tính: DN: lít, MN: kg T T Đơn vị T. hiện 2004 Kế hoạch 2005 T. hiện 2005 So sánh TH 05/2004% So sánh TH 05/ KH05% TOÀN CÔNG TY 785.784 873.900 894.814 113,9 102 1 Văn phòng Công ty 277.034 281.000 263.800 95,2 94 2 XNXD Q. Ninh 202.090 248.000 298.512 147,7 120 3 XNXD K131 19.720 23.500 17.730 89,9 75 4 XNXD A 318 86.580 97.600 109.998 127,0 113 5 CNXD Hưng Yên 91.704 102.000 100.060 109,1 98 6 CNXD Hải Dương 108.656 121.300 104.750 96,7 86

Bảng 2.10: Kết quả thực hiện đối với dầu hộp.

Đơn vị tính:hộp T T Đơn vị Thực hiện 2004 Kế hoạch 2005 Thực hiện 2005 So sánh TH 05/2004% So sánh TH 05/ KH05% TOÀN CÔNG TY 54652 55.300 56750 103,8 102 1 Văn phòng Công ty 23504 25.000 22626 96 90 2 XNXD Q. Ninh 12128 13.000 12626 96 97 3 XNXD K131 1976 2.300 1876 95 81 4 XNXD A 318 2884 3.000 3510 121,7 117 5 CNXD Hưng Yên 8486 9.100 9826 115,8 107 6 CNXD Hải Dương 5674 5.200 6284 110,7 120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng toàn Công ty tăng 10,2% so với cùng kỳ, trong đó tăng ở Xí nghiệp Quảng Ninh là 45,24%, Xí nghiệp A318 là 26,87%, chi nhánh Hưng Yên là 10%, các đơn vị còn lại đều giảm so với cùng kỳ. So với kế hoạch mục tiêu của Công ty đặt ra là đạt 102,24%

Đối với dầu phuy: Tổng sản lượng năm 2005 đạt 894,814 lít tăng khoảng 13,9% so với cùng kỳ năm 2004 và đạt khoảng 102,6% so với kế hoạch năm 2005 (tăng mạnh ở các đơn vị Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh, Xí nghiệp xăng dầu A318 và Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên).

Đối với dầu hộp: Tổng sản lượng xuất bán năm 2005 đạt 56750 hộp tăng khoảng 3,8% so với cùng kỳ năm 2004 (tăng mạnh ở các đơn vị Xí nghiệp xăng dầu A318, Chi nhánh xăng dầu Hải dương và Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên).

- Có thể nói Công ty Xăng dầu B12 kinh doanh hầu hết các mặt hàng sản phẩm hoá dầu có trên thị trường. Kinh doanh đa dạng cả về chủng loại, bao bì, kích cỡ. Sản lượng hàng hoá bán tăng đều qua các năm, chất lượng sản phẩm cũng được tăng lên rõ rệt, nhiều sản phẩm hoá dầu đang trong chu kỳ tăng trưởng cao.

2.3.2 Chính sách giá bán sản phẩm

Xăng dầu là mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý giá hầu hết các loại sản phẩm xăng dầu đều do nhà nước định ra, dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh và các yếu tố khác như giá nhập khẩu, lưu kho, bảo quản, nhân công, vận tải, hao hụt và thuế . Nhà nước điều chỉnh và can thiệp ngắn hạn vào sản phẩm xăng dầu bằng thuế do đó trước hết cần tập trụng phân tích yếu tố chi phí.

Bảng 2.11: Tình hình sản xuất kinh doanh xăng dầu của Công ty STT Khoản mục Thực hiện 2004 (VND) Thực hiện 2005 ( VND) Chênh lệch (VND) 2005/2004 (%) 1 Tổng sản lượng m3/km 1.523.875 1.814.387 290.512 119 2 Tổng doanh thu (1.000đ) 62.204.268 72.624.254 10.419.986 117 3 Tổng chi phí (1.000đ) 50.435.270 47.706.588 2.728.682 95 4 Lợi nhuận gộp(1.000đ) 11.768.962 24.917.666 13.148.704 212

Chi phí kinh doanh xăng dầu ( không bao gồm giá vốn hàng bán) Doanh thu cũng không bao gồm giá vốn hàng bán xăng dầu

Bảng 2.12: Cơ cấu chi phí kinh doanh xăng dầu tại công ty

S

T Yếu tố

Năm 2004 Năm 2005 2005 so với 2004

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Nguyên vật liệu 1.357.526 2,7 3.782.778 7,9 2.425.252 278,7 2 Hao hụt 12.094.560 24 5.600.626 11,7 -6493934 -87,7 3 Lương 29.362.675 58,2 30.189.675 63,3 827.000 102 4 Dịch vụ mua ngoài 4.354.256 4,67 5.373.256 11,3 1.019.000 102 5

Khấu hao, sửa chữa + bảo dưỡng

3.266.253 6,5 2.760.253 5,8 506.000 99,3 6 Tổng cộng: 50.435.270 100 47.706.588 100 -2.728.682 95

Bảng 2.13: Cơ cấu chi phí xăng dầu theo các đơn vị năm 2005/2004

Đơn vị tính: 1.000đ S

T

Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 2005 so với 2004

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Tổng cộng 50.435.270 100 47.706.588 100 -2.728.682 95 2 XN Xăng dầu Q.Ninh 22.703.442 45 17.265.043 36 -5.438.399 76 3 XN xăng dầu K131 14.929.118 30 15.129.984 32 200.866 101 4 CN XD Hải Dương 12.802.710 25 15.311.561 32 2.508.851 120 Tổng chi phí giảm so với cùng kỳ là 2728 triệu đồng, nguyên nhân chính là do giảm hao hụt 6.494 triệu đồng, chi phí tiền lương tăng 827 triệu đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 1.019 triệu đồng, chi phí khấu hao và chi phí sửa chữa giảm 506 triệu đồng.

Như đã trình bầy ở phần chi phí kinh doanh xăng dầu, tổng quỹ tiền lương tăng 9,7% so với cùng kỳ, do tổng công ty không giao tiếp riêng tiền lương vận tải nên chủ yếu là do đơn vị tự xây dựng, mặt khác sản lượng xuất đường ống do đó tiền lương tăng là hợp lý.

Cũng do sản lượng xuất đường ống tăng nên dịch vụ mua ngoài chủ yếu là điện năng bơm chuyển tăng về tổng giá trị là điều dễ hiểu, để đánh giá kỹ hơn thì cần phải phân tích được chi tiết chi phí cho từng công đoạn. Đối với chi phí hao hụt, đây là yếu tố chi phí ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm giá thành vận tải đường ống, trong năm 2005 chi phí hao hụt giảm lớn, cần tập trung xem xét kỹ vấn đề này. Hiện nay các đơn vị chưa thống kê đầy đủ hao hụt cho từng công đoạn riêng biệt, nên chưa đủ cơ sở để đánh giá đầy đủ nhất.

Nếu tính theo chung chi phí cho m3 km vận chuyển từng đơn vị ta có chi phí như sau:

Bảng 2.14: Tính chi phí hao hụt vận tải đường ống

Năm 2004 Đơn vị tính: 1000đ

Diễn giải Tổng chi phí Tr. đó chi phí hao hụt Chênh lệch % SL L/C m3/km Đơn giá đ/m3/km Tr. đó : hoa hồng Tổng cộng 50.435.270 12.094.560 24 161.270.862 315,64 75,00 XN Quảng Ninh 22.703.442 6.713.300 30 78256576 285,00 85,79 XN K 131 14.929.118 3.724.843 25 38815700 328,04 95,96 CN Hải Dương 12.802.710 1.656.416 13 44198586 311,56 37,48

Bảng 2.15: Chi phí hao hụt vận chuyển đường ống

Năm 2005 Đơn vị tính: 1000đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diễn giải Tổng chi phí Tr. đó chi phí hao hụt

Sản lượng lưu chuyển m3/km Suất chi phí đ/m3/km Tr. đó : Hao hụt Tổng cộng 47706588 5600626 190796094 250,04 29,35 XN Quảng Ninh 17265043 110858 88389580 195,33 1,25 XN K 131 15129984 3035700 51401246 294,35 59,06 CN Hải Dương 15311561 2454068 51005268 300,20 48,11

Nếu tính chi phí đơn vị đ/m3 km vận chuyển năm 2005 thấp hơn so với cùng kỳ là 65,6 đ/m3 km, trong đó hao hụt giảm 45,65 đ/ m3 so với cùng kỳ, giảm nhiều nhất là Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh và K130. Nếu tính chi phí theo sản lượng xuất quy đổi cho các tuyến chủ yếu để so sánh với đơn giá của tổng công ty giao, ta thấy hầu hết các tuyến đều có chi phí thấp hơn giá tổng công ty giao kể cả chi phí hao hụt, nhất là tuyến K130 - K131, tuyến K131 - K132 và K132 - H101.

Nguyên nhân chính ở đây tập trung chủ yếu là sản lượng tăng lên so với năm xây dựng định mức và một số chi phí như khấu hao tài sản đường ống, chi phí sửa chữa, chi phí hao hụt giảm đáng kể.

So sánh chi phí theo từng công đoạn với đơn giá tổng công ty quy định tính cước:

Bảng 2.16: Đơn giá, hao hụt Tổng công ty giao và thực hiện của B12

Cung đường Cự ly

(km) Tổng công ty giao Thực hiện Chênh lệch Đ/ Giá Tr. đó: HH Đ/ Giá Tr. đó: HH Đ/ Giá Tr. đó: HH

K130 - K131 54 21,8 4,8 10,55 0,07 - 11,25 - 4,73 K131 - K132 37 14,2 3,2 10,89 2,19 - 3,31 - 1,01 K131 - H102 28 9,2 2,2 8,24 1,65 - 0,96 - 0,55 K132-K133,K135 44 17 3 13,21 2,12 - 3,79 - 0,88 K132 - H101 48 20 5 14,41 2,31 - 5,59 - 2,69 Qua đó cho thấy các cung K130- K131 giảm lớn nhất (kể cả chi phí hao hụt), tuy nhiên cần thiết phải có bài toán khảo sát lại chi phí tuyến ống, nhất là chi phí hao hụt tại kho K130- Xí nghiệp xăng dầu Quảng ninh, vì hao hụt coi như không đáng kể, năm 2004 là trên 12 tỷ đồng. Do đặc thù của sản phẩm mà giá bán do nhà nước qui định muốn tăng lợi nhuận các đơn vị phải tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm hao hụt. Mặt khác, chi phí mua vào phụ thuộc rất nhiều thị trường xăng dầu thế giới (năm 2004, 2005) giá xăng dầu luôn luôn biến động rất phức tạp từ 40USD/thùng tăng lên đến trên 70USD/thùng. Chi phí mua vào tăng gần 2 lần trong khi đó giá bán ra do Nhà nước thống nhất và quản lý năm 2004 hai lần lên giá từ 6500đ/lít lên đến 7800đ/lít. Năm 2005, cũng lên giá hai lần vào tháng 7 và tháng 9 từ 7800 lên đến 10.000đ/lít. Sự gia tăng không tương ứng với sự biến động của xăng dầu. Ngành xăng dầu càng kinh doanh càng lỗ, có sự điều tiết do Nhà nước.

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 57)