Xâydựng phương án vận chuyển xăng dầu hiệu quả

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 112 - 115)

6. Nội dung của đề tài

3.3.3. Xâydựng phương án vận chuyển xăng dầu hiệu quả

Khi xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm, các chuyên gia hoạch định cần phải quan tâm xem công ty mình có đã thông qua quyết định như thế nào về việc vận chuyển hàng hoá. Mức giá hàng, điều kiện cung cấp hàng kịp thời và tình trạng hàng hoá khi đến địa chỉ cuối cùng đều phụ thuộc vào việc lựa chọn người vận chuyển, cũng như phương tiện vận chuyển và tất cả những điều đó, đến lượt nó, lại ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn người tiêu dùng.

* Lựa chọn dạng vận chuyển hiệu quả:

Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty xăng dầu B12 phải lựa chọn những hình thức vận chuyển nào cho chiến lược phát triển mạng luới phân phối xăng dầu cuả mình. Việc lựa chọn dạng vận tải phải đảm bảo rằng chi phí Công ty bỏ ra là nhỏ nhất, nhưng đạt hiệu quả lớn nhất. Khi đưa ra quyết định lựa chọn, Công ty cần chú ý tới sự dung hoà phức tạp giữa các dạng vận tải, cũng như tác động của nó tới các hoạt động khác trong hệ thống kênh phân phối, như hệ thống kho chứa và duy trì mức dự trữ xăng dầu. Mô hình sau đây sẽ giúp Công ty đánh giá và lựa chọn hình thức vận tải thích hợp theo những tiêu chuẩn của mình.

Trong mô hình này, ta sẽ tiến hành đánh giá 6 yếu tố được coi là quan trọng nhất khi lựa chọn hình thức vận chuyển. 6 yếu tố (tiêu thức) được đánh giá đó là:

+ Tốc độ; Thời gian chuyển hàng từ kho chứa đến nơi giao hàng. + Tần số gửi: Tần số hàng theo kế hoạch hàng hoá.

Mô hình 3.3: Đánh giá & lựa chọn hình thức vận chuyển hiệu quả:

Dạng vận tải Tốc độ Tần số gửi Độ tin cậy Khả năng vận chuyển

Khả năng đáp

ứng

Đường sắt 3 4 3 2 2 2

Đường thuỷ 4 5 4 1 4 4

Đường bộ 2 2 2 3 2 4

Đường ống 5 1 4 5 5 4

Qua các đặc điểm đã xét ở trên em trọn hình thức vận tải bằng đường ống và đường thuỷ là cao nhất, đường bộ và đường sắt là thứ hai.

Độ tin cậy: Mức độ tin cậy của nhà phân phối đối với người vận chuyển thể hiện thông qua việc thực thi lệnh vận chuyển của người phân phối.

+ Khả năng đáp ứng: Khả năng chuyển đổi vận chuyển mà phương tiện có thể phục vụ được.

+ Cước phí: chi phí vận chuyển, số tiền nhà phân phối phải trả cho người vận chuyển tính cho tấn . km.

Mỗi tiêu thức sẽ được đánh giá bằng một điểm (từ 1 - 5) ứng với một dạng (hình thức) vận tải. Trong đó, số 1 cho biết đó là chỉ tiêu cao nhất. Thể hiện đặc trưng cơ bản nhất, hay đặc trưng cho tính ưu việt của loại hình vận tải đó. Theo mô hình này, nếu một công ty không quan tâm đến tốc độ thì hình thức vận chuyển chính sẽ là vận tải đường thuỷ và đường bộ. nếu mục tiêu chi chi phí là chi phí vận chuyển ít nhất thì sẽ phải lự chọn giữa vận tải đường thuỷ và đường ống dẫn. Để phân phối xăng dầu có hiệu quả cao, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường, khi lựa chọn dạng vận tải, Công ty đáp ứng. Như vậy, theo các tiêu thức này Công ty nên chọn và sử dụng kết hợp hai dạng vận tải: vận tải đường thuỷ và đường bộ. Vận tải đường thuỷ thuê sử dụng để vận chuyển xăng dầu trên các tuyến đường dài: Cảng Cái Lân, các tổng kho ở miền Bắc, cũng như các kho chuyển khác. Các phương tiện vận tải đường bộ được sử dụng để vận chuyển xăng dầu trong khu vực nhất định, có cự ly ngắn, đòi hỏi tính linh hoạt cao, ví dụ như: vận chuyển xăng dầu từ Tổng kho ở Quảng Ninh về các kho trung chuyển, các cây xăng ở

Hà Nội và các tỉnh phía Bắc... lựa chọn hai hình thức vận chuyển này Công ty sẽ không phải chi phí quá nhiều cho đầu tư ban đầu, đảm bảo khả năng cơ động cao của khâu luân chuyển và đồng thời cũng thu được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu 580 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 đến năm 2020 (Trang 112 - 115)